Tác giả:Philip Benton
Năm 2023 là một năm khó khăn đối với ngành ngân hàng. Trên thực tế, Finovate Europe 2023 (Hội nghị Fintech Châu Âu) diễn ra chỉ vài ngày sau sự sụp đổ của Ngân hàng thung lũng Silicon và khi đó chúng ta không biết rằng đây sẽ là ngân hàng đầu tiên trong số nhiều ngân hàng phá sản tiếp theo, bao gồm Signature Bank, First Republic Bank và sự sụp đổ nghiêm trọng của Credit Suisse (được UBS mua lại, biên tập).
Theo Financial Times, các ngân hàng đã sa thải hơn 60.000 việc làm vào năm 2023, nó trở thành một trong những năm cắt giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Nhưng năm 2024 đã bắt đầu theo cách tương tự, với Lloyds Bank, Virgin Money và TSB – một số ngân hàng đã thông báo cắt giảm việc làm và đóng cửa chi nhánh.
Các ngân hàng phải đối mặt với vô số thách thức, từ những thay đổi công nghệ mang tính bước ngoặc trong công nghệ đám mây, ngân hàng mở và AI (trí tuệ nhân tạo) cho đến sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các ‘ngân hàng mới’ – Fintech, đồng thời phải đối mặt với các yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt và thường xuyên hơn.
Xem thêm: Thanh toán kỹ thuật số và tương lai của ví điện tử
Neobanks (công ty Fintech) không phải là mối đe dọa, cho đến khi …
Đã có rất nhiều điều u ám được viết ra xung quanh tương lai của các neobank (ngân hàng trực tuyến không mạng lưới chi nhánh, đang thách thức ngân hàng truyền thống – các công ty Fintech), mặc dù vậy, một vài neobank chỉ ở độ tuổi thiếu niên, chỉ một số đã thực sự trưởng thành.
Châu Âu là nơi sản sinh ra neobank, với những người chơi đầu tiên nổi lên ở Anh và Đức, bao gồm Atom Bank, Monzo, N26, Revolut và Starling Bank. 72% neobank Châu Âu được theo dõi là các công ty khởi nghiệp (Fintech), cao hơn đáng kể so với mức trung bình toàn cầu là 56%.
Nhưng neobank luôn là ngân hàng thứ 2 của người tiêu dùng?
Câu trả lời: Không chính xác!
Monzo (công ty Fintech) gần đây đã thông báo rằng họ đã đạt được 9 triệu khách hàng tính đến năm 2024. Điều này khiến họ trở thành ngân hàng lớn thứ 7 ở Anh và đã có được lợi nhuận vào năm 2023.
Monzo đã tăng hơn gấp đôi số lượng khách hàng của mình trong vòng chưa đầy 4 năm. Trong báo cáo thường niên năm 2023, doanh thu của nó đã tăng 2,3 lần, chi tiêu thẻ tăng 38% và tiền gửi tăng 34% (6 tỷ bảng Anh), tất cả đều cho thấy rằng người tiêu dùng ngày càng sử dụng Monzo làm ngân hàng chính của họ.
Trên hết, chỉ cần nhìn vào danh mục sản phẩm ngày càng mở rộng của nó. Monzo đã bổ sung các tài khoản kinh doanh, tiết kiệm, thẻ tín dụng và đầu tư vào kho vũ khí của mình.
Và Monzo không phải là người duy nhất. Starling Bank, Bunq và Nubank là một số Fintech mới khác, tất cả đều cung cấp các sản phẩm ngân hàng ấn tượng như bất kỳ ngân hàng truyền thống nào.
Trên thực tế, Nubank đang trên đường trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính lớn nhất Châu Mỹ Latinh và đã có hơn 90 triệu khách hàng.
Xem thêm: Hiểu về Fintech và các lĩnh vực thuộc Fintech?
Chậm ứng dụng công nghệ là gót chân Achilles của các ngân hàng truyền thống
Mặc dù các ngân hàng hiện tại muốn chuyển đổi sang ‘công nghệ đám mây’, nhưng sự kết hợp giữa kỹ thuật và các hạn chế về quy định pháp lý (ở một số khu vực nhất định) có nghĩa là các ngân hàng trên toàn cầu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào ‘cơ sở hạ tầng tại chỗ’ và các ‘ứng dụng tại chỗ’ của họ (không dựa trên đám mây, biên tập).
Theo khảo sát ngân hàng bán lẻ của Omdia, hơn 64% ngân sách công nghệ toàn cầu của các ngân hàng được chi cho việc duy trì công nghệ cũ hiện có và chỉ 36% được phân bổ để phát triển hoặc chuyển đổi công nghệ của họ.
Trong cùng một cuộc khảo sát, các ngân hàng cho biết họ lo lắng nhất về ‘quản lý khách hàng’, với 45% xem đây là một trong 3 mối quan tâm kinh doanh hàng đầu của họ.
Nhiều hệ thống ngân hàng hiện tại, đặc biệt là ở hệ thống ‘phụ trợ’, đang chạy trên công nghệ lỗi thời (ngân hàng lõi, core banking lỗi thời, biên tập), nhưng do tầm quan trọng của nó nên việc nhanh chóng rời bỏ công nghệ này là một thách thức và việc di chuyển phải được thực hiện theo cách tiếp cận theo từng giai đoạn.
Một số ngân hàng hiện tại đã ưu tiên hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ‘mặt trước’ (front-end) của họ để cải thiện trải nghiệm người dùng và tạo ấn tượng về những thay đổi theo thời gian thực, trong khi trên thực tế, ở ‘mặt sau’ (back end) thì không nhanh hơn chút nào.
Tuy nhiên, các ngân hàng đều mong muốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngân hàng lõi (core banking), với 38% số người được hỏi cho rằng yếu tố hàng đầu khiến họ quyết định nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi là để ‘tạo ra góc nhìn khách hàng tổng hợp’.
Xem thêm: Ngân hàng mở: Cơ hội phát triển các sản phẩm tài chính mới?
Các ngân hàng Châu Âu đang nắm lấy cơ hội của ngân hàng mở (thông qua API)
Ngân hàng mở có thể được chấp nhận theo nhiều cách, với 3 mô hình chính. Tuy nhiên, chúng tôi muốn tập trung nhiều nhất vào khái niệm ‘thị trường’ – marketplace.
Cách tiếp cận ‘thị trường’ là nơi nền tảng dữ liệu được sử dụng để cung cấp cơ chế so sánh cho người tiêu dùng, cho phép họ đánh giá nhiều sản phẩm phù hợp cùng lúc từ các nhà cung cấp trong ngành dịch vụ tài chính mà không cần phải nhập thông tin chi tiết theo cách thủ công.
Một ngân hàng có thể cung cấp một nền tảng để tích hợp các sản phẩm của chính mình và của bên thứ 3. Một số ngân hàng đã thử nghiệm điều này và đạt được một số thành công, trong đó có Ngân hàng DBS ở Singapore.
Chúng tôi nghĩ cách tiếp cận ‘thị trường’ có thể là một cách thực sự hiệu quả. Nó giúp các ngân hàng duy trì mức độ phù hợp của mình trong khi cung cấp cho người tiêu dùng một bộ sản phẩm dịch vụ tài chính được quản lý và cá nhân hóa.
Ngân hàng mở (thông qua API) có thể là chất xúc tác cho sự thành công của ‘siêu ứng dụng’ ở Châu Âu
Một trong những lý do khiến siêu ứng dụng không hoạt động ở Châu Âu là chúng hạn chế sự lựa chọn. Tuy nhiên, các thị trường được kích hoạt thông qua ngân hàng mở sẽ cung cấp cho người tiêu dùng khả năng tiếp cận dễ dàng và (một số) lựa chọn.
‘Starling’ là một ví dụ tuyệt vời, trong đó Starling Bank đã chọn trước và xem xét kỹ lưỡng một loạt các nhà cung cấp bên thứ 3 như Direct Line, Habito và Wealthify, đồng thời sử dụng công nghệ ‘ngân hàng mở’ để kết nối và hợp lý hóa quy trình giới thiệu thông qua ứng dụng Starling Bank.
Các ngân hàng có lợi thế ở chỗ, họ đều là những thực thể được quản lý và vẫn (về tổng thể) được tin cậy để quản lý tiền.
Tôi nghĩ các ngân hàng cần tập trung vào những gì họ giỏi, có thể là tiền gửi, tiết kiệm hoặc thế chấp, đồng thời hợp tác với các Fintech để cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng trong khi vẫn duy trì mối quan hệ này.
Tầm nhìn của chúng tôi về các ‘siêu ứng dụng’ ở Châu Âu là chúng được hỗ trợ bởi ngân hàng mở để tạo ra một ‘thị trường’ được lựa chọn, nhưng các ngân hàng vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng.