Đồng Đô La Mỹ Sẽ Sụp Đổ?

Đồng đô la Mỹ có thể sớm sụp đổ do một số yếu tố như nợ công, địa chính trị, và bất ổn trong chính nước Mỹ

Đô la hóa. Ảnh Pixabay

Tác giả: Ali Hamdallah

Đồng đô la là biểu tượng cho sức mạnh của Hoa Kỳ và một trong những nguyên nhân dẫn đến sức mạnh của nó chính là: Kết quả của các cuộc xâm lược của Mỹ, đồng thời nó củng cố các yếu tố sức mạnh của nước Mỹ bao gồm:

1. Yếu tố kinh tế

– Khối lượng của cải, trữ lượng thiên nhiên và tiền tệ cũng như tài sản thuộc sở hữu của Mỹ.

– Năng lực sản xuất, năng lực xuất khẩu và tình trạng cán cân thương mại của Hoa Kỳ.

– Sự hấp dẫn của thị trường tài chính Hoa Kỳ, quy mô, độ sâu, tính mở, minh bạch và tính sẵn có của thông tin.

– Quyền bá chủ của Mỹ đối với hệ thống tài chính và thương mại toàn cầu.

– Các mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên thế giới đều có liên quan đến đồng đô la Mỹ, chẳng hạn như dầu mỏ.

– Tính bền vững và nhu cầu đối với đồng đô la.

– Dễ dàng mua và bán đồng đô la so với các loại tiền tệ khác.

– Liên kết với đồng đô la, vì hơn 60 quốc gia trên thế giới liên kết đồng nội tệ của họ với đô la Mỹ.

2. Yếu tố chính trị và địa chính trị

– Tính hiệu quả của nền chính trị Mỹ và sự gắn kết xã hội nội bộ.

– Mức độ thống trị chính trị của Hoa Kỳ được thể hiện qua khả năng áp đặt các chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của mình lên thế giới.

– Sức mạnh quân sự và sự thống trị địa chính trị.

– Sự gắn kết của trật tự thế giới được hình thành sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1990.

3. Thế mạnh của mô hình

– Tính ưu việt của mô hình kinh tế, chính trị, văn minh và văn hóa Mỹ.

– Hài hòa giữa mô hình và thực hành.

Các yếu tố này gắn liền với mối quan hệ biện chứng, trong khi các yếu tố kinh tế được xem là nền tảng của các yếu tố chính trị và địa chính trị – thì sức mạnh của yếu tố sau ảnh hưởng tích cực đến yếu tố trước và chúng cùng nhau quyết định sức mạnh của đồng đô la Mỹ.

Mối quan hệ này cũng không phải một chiều, khi sức mạnh của đồng đô la suy giảm ảnh hưởng tiêu cực đến các yếu tố kinh tế, chính trị và địa chính trị, và ngược lại.

Nhưng vòng tròn hỗ trợ lẫn nhau một cách biện chứng này đã bắt đầu suy giảm từ hai thập kỷ trước, với sự suy giảm của tất cả các yếu tố mà trên cơ sở đó đồng đô la có được sức mạnh của mình, như sau:

Yếu tố bên trong

Hoa Kỳ đang phải hứng chịu nhiều cuộc khủng hoảng nội bộ ngày càng trầm trọng, tất cả đều cho thấy sự thiếu vắng công bằng xã hội và sự xói mòn của mô hình dân chủ.

Khủng hoảng và lạm phát

Lạm phát của Mỹ đang kéo dài, cùng với tỷ lệ nghèo đói cao, nó tiếp tục hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm Mỹ, do đó xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng, dẫn đến mất cân đối liên tục và tích lũy trong cán cân thương mại.

Tình trạng này dẫn đến giảm doanh thu và khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính và tín dụng bên ngoài và bên trong, đồng thời dẫn đến chi phí nhà ở tiếp tục tăng và điều này ảnh hưởng đến số lượng người vô gia cư ở Hoa Kỳ đã tăng cao – mức kỷ lục cho năm 2023, khoảng 650.000 người vô gia cư, 28% trong số đó là những gia đình có trẻ em.

Xem thêm: Thâm Hụt Kép Tàn Phá Nền Kinh Tế Mỹ?

Mất cân bằng kinh tế

Một báo cáo của Tổ chức theo dõi nhân quyền chỉ ra rằng, mặc dù chính quyền Joe Biden đã thực hiện một số cải cách kinh tế, nhưng quyền hạn được giao cho từng bang để ban hành luật pháp và luật địa phương đã hạn chế tác động của các cải cách, điều này cho thấy một cuộc khủng hoảng trong cơ cấu chính trị của Mỹ đang diễn ra – phủ bóng lên nền kinh tế.

Bất bình đẳng kinh tế và khoảng cách giàu nghèo giữa các chủng tộc tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Nó khiến hàng triệu phụ nữ da màu gặp nguy hiểm, đặc biệt là với sự gia tăng các luật hạn chế chăm sóc sinh sản (cấm phát thai).

Chỉ số bất bình đẳng về thu nhập cao so với các nước giàu khác, vì 1/10 dân số giàu nhất nhận được gần một nửa tổng thu nhập, so với 13% của nửa nghèo nhất, những người có quyền sở hữu tài sản cá nhân trong nước không vượt quá 1,5%.

Tăng tỷ lệ giam giữ

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về tỷ lệ giam giữ, với khoảng 2 triệu người bị giam trong các nhà tù, ngoài ra còn có hàng triệu người được tạm tha và giám sát, với tỷ lệ tù nhân da đen cao hơn nhiều so với tỷ lệ phần trăm của họ trên tổng dân số.

Lao động trẻ em

Các miễn trừ được thông qua trong luật lao động của Mỹ cho phép sử dụng trẻ em từ 12 tuổi trở xuống trong lĩnh vực nông nghiệp (ngành gây ra nhiều cái chết cho trẻ em lao động nhất) và năm 2023 đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh mẽ vi phạm lao động trẻ em, hầu hết trong số đó là những người nhập cư không có người giám hộ đi cùng và làm việc trong điều kiện nguy hiểm và bị bóc lột.

Trong khi tỷ lệ tử vong do sử dụng ma túy quá liều tiếp tục gia tăng, nó đã đạt mức kỷ lục mới vào năm 2023 với hơn 111.000 ca tử vong, chưa kể đến sự tồn tại của phân biệt chủng tộc.

Độ phân cực cao

Các dấu hiệu về mối đe dọa đối với nền dân chủ không ngừng gia tăng, khi các nhà lập pháp tiếp tục cấm sách, ban hành luật hạn chế thảo luận tự do trong lớp học, xóa bỏ những câu chuyện truyền cảm hứng về những công dân bình thường đã tổ chức thành công để thúc đẩy nhân quyền và hỗ trợ quân sự cho các quốc gia vi phạm nhân quyền.

Các dấu hiệu cho thấy sự luân chuyển hòa bình và suôn sẻ của chính quyền đang suy giảm, như đã xảy ra vào ngày 6/1/2021, khi các nhóm bạo loạn xông vào Điện Capitol (tòa nhà Quốc hội) của Mỹ để ủng hộ kế hoạch lật ngược kết quả bầu cử của Trump, và cường độ phân cực ngày càng gia tăng khi ngày bầu cử tổng thống đang đến gần, đặc biệt với tuyên bố của Trump rằng, Mỹ sẽ chìm trong bể máu nếu ông không đắc cử.

Xem thêm: Vì Sao Việc Tăng Lãi Suất Của Fed Luôn Gây Ra Khủng Hoảng Toàn Cầu

Thứ hai: Yếu tố bên ngoài

Vấn đề kinh tế

Trong những năm qua, Hoa Kỳ đang dần đánh mất vị thế cường quốc kinh tế số một thế giới, khi tỷ trọng đóng góp sản xuất của Mỹ trong tổng sản lượng toàn cầu giảm và giá trị của nó cũng giảm so với Trung Quốc. Điều này đi kèm với sự suy giảm vị thế của Hoa Kỳ trên toàn cầu ở mức độ đổi mới và sáng tạo.

Tỷ trọng dự trữ quốc tế của đồng đô la đã chứng kiến ​​​​sự sụt giảm liên tục trong hai thập kỷ kể từ khi Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính.

Các quốc gia và tổ chức quốc tế tìm kiếm các giải pháp thay thế cho đồng đô la Mỹ, sau khi nhận ra rằng sự phụ thuộc lớn vào đồng đô la. Sự phụ thuộc đó có thể là bị bắt làm ‘con tin’ cho lợi ích của Mỹ.

Sự suy giảm vị thế của đồng đô la với tư cách là tiền tệ toàn cầu có thể được hiểu qua những điều sau:

– Nhiều nước Châu Âu và cấp Liên minh châu Âu (EU) đang tăng cường sự độc lập khỏi các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la.

– Sự phát triển của xu hướng toàn cầu về ký kết các giao dịch quốc tế không sử dụng đồng đô la, chẳng hạn như việc thực hiện thỏa thuận đầu tiên giữa Trung Quốc và UAE bằng đồng Nhân dân tệ, các thỏa thuận giữa Malaysia và Ấn Độ, Nga và Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc đồng ý từ bỏ đồng đô la, còn Nga và Trung Quốc đồng ý trao đổi dầu bằng tiền nội địa.

– Thủ tướng Malaysia đề xuất thành lập Quỹ tiền tệ Châu Á với mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ.

– Sức mạnh ngày càng tăng của nhóm BRICS và mức độ hợp tác giữa các thành viên cũng như kế hoạch phát hành một loại tiền tệ mới và mở rộng thành viên.

– Saudi Arabia cởi mở trong việc thoát khỏi mô hình petrodollar và bắt đầu bán dầu bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.

– Sự sụt giảm trong việc sử dụng đồng đô la trên thị trường tiền tệ toàn cầu, được xác nhận bởi một báo cáo do JPMorgan đưa ra vào cuối tháng 8 năm ngoái. Theo dữ liệu từ IMF, tỷ trọng của đồng đô la trong dự trữ toàn cầu liên tục giảm trong hai thập kỷ qua.

Sự phát triển của các loại tiền kỹ thuật số và xu hướng toàn cầu hướng tới chúng, khi 90% Ngân hàng trung ương trên thế giới đang nghiên cứu hoặc thảo luận về việc phát hành các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.

Ở cấp độ địa chính trị

– Quyền bá chủ của Hoa Kỳ phải đối mặt với những thách thức địa chính trị đồng thời trên nhiều mặt trận: Mặt trận với Nga ở Ukraine, mặt trận với Trung Quốc ở Đài Loan và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mặt trận ở thế giới Ả Rập và khu vực với sự phản kháng của người Palestine, và mối đe dọa ngày càng leo thang của Iran đối với ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

– Ở lục địa Châu Phi, quyền bá chủ của Mỹ và các lợi ích chiến lược của nước này đang suy giảm cùng với xu hướng ngày càng tăng của Châu Phi hướng tới chủ quyền tài nguyên và xóa bỏ di sản của chủ nghĩa thực dân, ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của đồng đô la.

Ở cấp độ toàn cầu

Sau Thế chiến thứ 2, một hệ thống quốc tế xuất hiện, được cai trị bởi các thể chế, hệ thống và luật pháp quốc tế, góp phần to lớn vào việc củng cố quyền bá chủ Hoa Kỳ và các đồng minh của nó.

Sau sự sụp đổ của Khối Đông Âu (Hệ thống xã hội chủ nghĩa, biên tập), Hoa Kỳ đã giành được quyền bá chủ toàn cầu ở nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, hệ thống này ươm tạo cho sự bành trướng toàn cầu và thống trị của Hoa Kỳ. Với sự trỗi dậy của các cường quốc quốc tế và khu vực, một trật tự đa cực đang bắt đầu hình thành. Điều này làm suy giảm sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ về kinh tế, tài chính và địa chính trị, đồng thời đe dọa ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong các thể chế quốc tế. Sự tan rã của hệ thống toàn cầu sẽ trực tiếp làm giảm sức mạnh của đồng đô la.

Với sự tăng trưởng và thống trị của thị trường tài chính, cũng như tính kinh tế của thị trường chứng khoán gây bất lợi cho các nền kinh tế sản xuất.

Kỳ vọng trong tương lai của các nhà đầu tư đã trở thành yếu tố cơ bản quyết định các chỉ số kinh tế trong hiện tại. Kỳ vọng của những ‘người chơi lớn’ có xu hướng cho rằng, sức mạnh của đồng đô la sẽ giảm hoặc sụp đổ trong tương lai, điều này thúc đẩy họ đưa ra quyết định đầu tư ngay lập tức, mà không đặt cược vào sức mạnh của đồng đô la, góp phần làm suy yếu sức mạnh của nó ở hiện tại.

Các kịch bản sự sụp đổ của đồng đô la Mỹ

Sự gia tăng dần dần, tích lũy của các chỉ số về sự suy giảm sức mạnh của đồng đô la vẫn tiếp tục và hai yếu tố chính sẽ đóng vai trò quyết định trong sự sụp đổ của đồng đô la, một bên trong và một bên ngoài.

1. Bên ngoài: Một thất bại rõ ràng trên mặt trận địa chính trị.

2. Bên trong: Khủng hoảng nợ công của Mỹ.

Một nghiên cứu của Trung tâm chính sách Baypartisan chỉ ra rằng, việc Quốc hội Mỹ xử lý vấn đề nâng trần nợ công sẽ có tác động lớn đến sức mạnh của đồng đô la trên toàn cầu và nếu nó không nâng trần nợ, thì Hoa Kỳ sẽ vỡ nợ trong các nghĩa vụ tài chính của mình, dẫn đến sự tụt hạng trong xếp hạng tín nhiệm.

Cuộc khủng hoảng tín dụng đã thúc đẩy các nhà đầu tư bán tài sản ở Hoa Kỳ và chuyển sang các loại tiền tệ khác an toàn hơn, kèm theo cú sốc thất nghiệp lan rộng và chi phí vay cao, như đã được xác nhận bởi Bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen.

Xem thêm: Nước Mỹ Đang Đối Mặt Với Cơn Ác Mộng Nợ Nần

Tháng 12 năm 2023, tổng thống Joe Biden đã ký luật nâng trần nợ lên 2,5 nghìn tỷ USD, và sau khoảng một tháng, Bộ tài chính đã cạn kiệt mức trần mới và sử dụng hết quyền hạn đặc biệt để vay theo điều khoản khẩn cấp nếu không nâng trần nợ công, Mỹ sẽ đạt đến điểm vỡ nợ.

Nghiên cứu kỳ vọng rằng, ngày xảy ra vụ vỡ nợ đầu tiên sẽ diễn ra trong tương lai gần. Và ngày này sẽ mang tính quyết định cho sự suy giảm sức mạnh của Hoa Kỳ trước những thách thức địa chính trị, điều này sẽ dẫn đến sự kiệt quệ của nền kinh tế Mỹ và sự tích tụ nợ công ở mức cao. Tỷ lệ thu nhập và sức mua giảm, tỷ lệ nghèo đói và thất nghiệp tăng lên.

Cuộc khủng hoảng đồng đô la xuất hiện vào thời điểm Hoa Kỳ không thể thực hiện các nghĩa vụ ‘đế quốc’ đối ngoại của mình đối với các đồng minh và trên chiến tuyến với kẻ thù của mình.

Nguồn: Ali Hamdallah – aljazeera.net – Qatar

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang