Tác giả: Seymour Hirsh
Nền kinh tế Đức đã thiếu khí đốt giá rẻ của Nga trong hơn 1 năm qua, một phần do Joe Biden và quyết định phá hủy đường ống dẫn khí Nord Stream của Biden hồi đầu năm 2022. Trong khi đó, nền chính trị Đức đang ‘rơi vào tay’ cánh hữu, và phần lớn Tây Âu cũng có khả năng tương tự.
Tuần trước, lần đầu tiên kể từ khi thành lập cách đây 1 thập kỷ, Đảng ‘Một lựa chọn khác cho nước Đức’ (AfD), Đảng theo đuổi các chính sách cứng rắn chống nhập cư ở Đức – nơi người nhập cư chiếm 18% tổng dân số, đã đề cử ứng cử viên ‘thị trưởng’ thành công đầu tiên.
Tờ New York Times gọi chiến thắng ở thị trấn nhỏ Pirna (thuộc bang Saxony), phản ánh sự nổi tiếng ngày càng tăng của Đảng. Đang AfD được 35% cử tri ở bang Saxony và 22% trên toàn quốc ủng hộ, với con số này đã tăng gấp đôi trong 2 năm qua.
Đức từng thống trị thị trường toàn cầu với ô tô hạng sang, máy móc công nghiệp, và hiện đang trải qua quá trình mà một số người gọi là phi công nghiệp hóa nhanh chóng.
Ba tháng trước, Euronews đã gọi Đức là “nền kinh tế tiên tiến lớn nhất, nhưng hoạt động kém nhất thế giới. Hơn nữa, cả Quỹ tiền tệ quốc tế và Liên minh Châu Âu (EU) đều dự đoán nó sẽ còn giảm hơn nữa trong năm nay”.
Những thành công chính trị của Đảng AfD, như học giả và chuyên gia người Mỹ về Đức Max Paul Friedman nói, “rất đáng sợ đối với nhiều người Đức”, vì do khủng hoảng kinh tế nên các đảng chính trị khác phải theo đuổi chính sách chống nhập cư (bao gồm ở Đức, Châu Âu, và Mỹ).
“Mọi chuyện sẽ khác nếu đường ống hoạt động”? Friedman, giáo sư lịch sử và quan hệ quốc tế tại Đại học Mỹ đặt câu hỏi. Câu trả lời là ‘Có và không’.
Giá năng lượng đóng vai trò trung tâm, nhưng tình trạng quan liêu yếu kém, thị trường Trung Quốc suy giảm và tình trạng thiếu lao động lành nghề vẫn tiếp tục tồn tại. Và với những gì đang xảy ra ở tất cả các quốc gia Bắc Đại Tây Dương, họ cũng như các nước láng giềng, sẽ vẫn có thái độ bài Hồi giáo và chống người nhập cư”.
Với những thực tế này, Friedman nói, “vấn đề đường ống Nord Stream, như chất xúc tác hay cọng rơm làm gãy lưng lạc đà, chứ không phải là yếu tố quan trọng duy nhất, góp phần gây ra tai ương cho nước Đức”.
Sarah Miller, người đã viết và biên tập các tạp chí dầu khí hàng đầu của Mỹ trong 40 năm và hiện đang điều hành blog riêng của mình, gọi vấn đề hiện tại là, “thời kỳ tuyệt vọng, đặc biệt đối với các công ty Đức và một số công ty Châu Âu khác đang phải đối mặt với hóa đơn dầu khí tăng cao”.
Sarah Miller nói với tôi qua email rằng, Đức phải đối mặt với việc “mất đi phần lớn cơ sở công nghiệp, vốn là chìa khóa cho sức mạnh công nghiệp lâu dài và ảnh hưởng chính trị trong EU trong vài thập kỷ qua. Cơ sở công nghiệp này cũng mang lại sức nặng tinh thần đối với người Đức – đặc biệt là liên quan đến ô tô và hóa chất – khiến nó trở thành một vấn đề chính trị nghiêm trọng”.
Miller cho biết tình trạng khó khăn về nguồn cung cấp khí đốt của Đức đang “ổn định” nhờ các hợp đồng LNG kéo dài nhiều năm, chủ yếu từ Mỹ và Qatar, cũng như đường ống khí đốt từ Na Uy.
Tuy nhiên, mức tiêu thụ nhiên liệu của Đức đã giảm mạnh so với mức trước chiến tranh Ukraine, khiến các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Các ngành công nghiệp huyền thoại của Đức đang suy yếu. Nhiều người lo ngại, họ sẽ không phục hồi và sự phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ tăng lên, khi các công ty liên quan buộc phải thích nghi.
Những lĩnh vực này rất quan trọng đối với cảm giác an toàn và tự tin của đất nước, vì vậy hậu quả chính trị có thể khá nghiêm trọng, đối với chính phủ liên minh của Thủ tướng Olaf Scholz.
Miller nói: “Thật thú vị khi Đức, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác ‘trung lập’ lo sợ nhất, sự lặp lại của quá trình phi công nghiệp hóa, tài chính hóa và tàn phá kinh tế mà Hoa Kỳ đã trải qua trong những thập kỷ gần đây. Lịch sử nước Mỹ mang tính hướng dẫn. Thật đáng buồn khi nhìn vấn đề từ quan điểm này”.
Mỹ là nhân tố gây tranh cãi nhất trong thời kỳ khó khăn gần đây của Đức – gây tranh cãi đến mức vai trò của nước này hiếm khi được nhắc tới.
Quyết định của Biden vào mùa thu năm 2022 về việc ra lệnh cho một nhóm do CIA lãnh đạo, hoạt động bí mật ở Na Uy và bao gồm cả lực lượng đặc biệt giỏi nhất của Na Uy đã hợp tác với người Mỹ kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ 2 để làm nổ tung đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ở Biển Baltic.
Xem thêm: Các Đường Ống Dẫn Khí Đốt Từ Nga Đến Châu Âu: EU Sẽ Trở Thành Tủ Đông
Nord Stream 1 đã cung cấp khí đốt giá rẻ của Nga cho Đức từ năm 2011 và Nord Stream 2 ‘sắp hoàn thành’ trước khi Thủ tướng Scholz, dưới áp lực của Mỹ, đã đóng cửa dự án vào tháng 2 năm 2022, ngay trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ.
Các nhà lãnh đạo Mỹ và phương Tây đã cảnh báo ngay từ những ngày đầu của ‘Chiến tranh Lạnh’, về khả năng của Nga trong việc khai thác, vì mục đích chính trị. Nga có trữ lượng dầu và khí đốt khổng lồ ở Tây Siberia gần Vòng Bắc Cực.
Gần đây, một chuyên gia năng lượng, trong buổi cà phê buổi sáng ở một quán cà phê ở New York, đã gọi những quốc gia không có trữ lượng dầu khí là “những thây ma đang khát máu”.
Một quan chức Mỹ, được giao nhiệm vụ bí mật ở Biển Baltic vài tuần trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào tháng 2 năm 2022, tin rằng mục tiêu là thuyết phục tổng thống Nga Vladimir Putin từ bỏ ý định này. Cuối cùng nó đã diễn ra, bất chấp lời đe dọa từ Biden. Vị quan chức đó là Victoria Nuland, hiện là thứ trưởng Ngoại giao.
Các đặc nhiệm phá hủy đường ống Nord Stream đã chuẩn bị cho nhiệm vụ và sẵn sàng thực hiện vào cuối tháng 5 năm 2022, nhưng Biden đã nhanh chóng hủy bỏ kế hoạch.
Nhóm CIA vẫn tham gia sâu sắc và nhiệt tình, tin rằng Biden cuối cùng sẽ ‘bóp cò’.
Nói sớm hơn làm, Biden đã công khai tuyên bố với Putin rằng, ông ấy sẽ làm điều này. Thông điệp mà những người tham gia sứ mệnh muốn nghe là: “Đừng làm tôi tức giận”! Cần phải truyền đạt cho nhà lãnh đạo Nga rằng, tổng thống Mỹ luôn thực hiện những lời đe dọa ‘đã lên tiếng’ của mình.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đã ra lệnh cho CIA tìm cách nổ đường ống này bất cứ lúc nào Biden ra lệnh.
Bom đã sẵn sàng. Việc tổ chức phương án này với những đảm bảo cần thiết và thành công hóa ra khó khăn hơn nhiều, so với những gì tổng thống và các cố vấn của ông có thể tưởng tượng.
Cơ hội đến nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia kỹ thuật có trình độ cao bên ngoài.
Lệnh của tổng thống được đưa ra vào cuối tháng 9 năm 2022, và 3 trong số 4 đường ống phát nổ sau khi chất nổ được kích hoạt bằng sóng siêu âm tần số thấp đặc biệt (Không có quả bom nào được đặt trên đường ống thứ 4 vì 2 thợ lặn quân sự đã được huấn luyện trong nhiều tháng, theo lịch trình nghiêm ngặt và không có thời gian hoàn thành nhiệm vụ trước khi trở về an toàn).
Thủ tướng Scholz dường như đã tính đến thời điểm của Biden. Một số người ở CIA tin rằng, tổng thống lo ngại một kịch bản trong đó Scholz, người tỏ ra dè dặt trong việc ủng hộ Ukraine, sẽ trở nên bối rối khi mùa đông đến gần và quyết định rằng, việc sưởi ấm cho người dân và sự thịnh vượng cho ngành công nghiệp là quan trọng hơn.
Scholz có thể quyết định khởi động đường ống này, và khi đó khí đốt của Nga sẽ lại trở thành tài sản chiến lược, đó là điều mà tất cả các tổng thống Mỹ đều lo sợ kể từ thời Kennedy.
Như Miller đã lưu ý, trong tuần này, có tin tức cho biết, công ty năng lượng quốc doanh Sefe của Đức đã đạt được thỏa thuận năng lượng trị giá 55 tỷ USD với Equinor của Na Uy; theo Reuters, sẽ cung cấp cho Đức 1/3 nhu cầu khí đốt công nghiệp trong 10 năm, và có thể được gia hạn.
Cơ quan này đã bóp méo câu chuyện hết mức có thể và nói với độc giả rằng, đối với Đức, thỏa thuận này là “một cột mốc quan trọng trong nỗ lực thay thế nhà cung cấp lâu dài trước đây là Nga, quốc gia đầu tiên cắt giảm và sau đó đình chỉ nguồn cung vào năm 2022, làm dấy lên lo ngại trước mùa đông lạnh giá”. Việc phá hủy dòng chảy phương Bắc không còn quan trọng nữa.
Trong 10 tháng kể từ khi xuất bản bài báo đầu tiên của tôi về vụ phá hoại ở Nord Stream, chính phủ và giới truyền thông Đức và Mỹ, đã phớt lờ vấn đề này hoặc lên tiếng về một số phiên bản thay thế về phương pháp và nguyên nhân của vụ phá hoại.
Và ý tưởng cho rằng tổng, thống đương nhiệm Biden đã cố tình phá hủy nguồn năng lượng quan trọng của một đồng minh thân cận, như Freud nói, đã trở thành điều cấm kỵ.
Một quan chức Mỹ quen thuộc với việc sử dụng năng lượng trong chính trị, đã gọi thỏa thuận Na Uy, với đôi chút mỉa mai, “một cuộc đảo chính đáng kinh ngạc đối với Scholz, ngay khi cơ sở bỏ phiếu của ông ta đang phải đối mặt với một mùa đông nữa không có khí đốt”, với cùng tỷ lệ khí đốt bị mất do đóng cửa Dòng chảy phương Bắc.
Vì vậy, theo quan chức này, Scholz có thể đã nhận ra rằng, khí đốt của Nga cho Nord Stream 2 sẽ không có, khi “ông và Biden kề vai sát cánh” tại Nhà Trắng vào ngày 7 tháng 2 năm 2022, và Biden tuyên bố rằng, nếu Nga tấn công Ukraine, thì sẽ không còn Nord Stream 2 nữa.
Quan chức này cho biết: “Theo quan điểm của Na Uy, cách tốt nhất để tăng thị phần luôn là loại bỏ các đối thủ cạnh tranh”.
Câu chuyện không hay lắm sao!
Xem thêm: Châu Âu Đang ‘Lâm Bệnh’