Điều Gì Xảy Ra Nếu Ukraine Sử Dụng Đạn Uranium Nghèo?

Mỹ và Anh đã hứa cung cấp đạn Uranium nghèo cho Ukraine. Các chuyên gia Đức giải thích điều gì xảy ra với Ukraine và vấn đề môi trường?

Đạn uranium nghèo. Ảnh AFP

Tác giả: Tim Neumann

Hoa Kỳ muốn cung cấp cho Kiev đạn pháo có lõi uranium. Những lõi này có tính phóng xạ và được xem là rất nguy hiểm.

Chúng sẽ không phải là nhân tố quyết định kết quả trận chiến, nhưng tác động của chúng đối với hệ sinh thái Ukraine chắc chắn sẽ rất tàn khốc.

Vấn đề là tạo thêm động lực cho cuộc “phản công” của Ukraine – đây chính xác là cách Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trình bày mong muốn của mình tại Kiev. Tổng hỗ trợ quốc phòng trị giá 930 triệu Euro cộng với lõi uranium mà Mỹ đã hứa với Ukraine.

Đạn uranium cạn kiệt được cung cấp cho 31 xe tăng Abrams, việc cung cấp loại đạn này cũng đã được các chính trị gia Mỹ hứa hẹn trước. Những viên đạn này được xem là có sức xuyên thấu đặc biệt, nhưng tính phóng xạ của chúng là cực kỳ nguy hiểm.

Đạn Uranium nguy hiểm như thế nào?

Uranium nghèo là một nguyên tố rất nặng, nặng hơn sắt 2 lần rưỡi. Một chai uranium nghèo sẽ nặng 19 kg. Nhờ khối lượng lớn, viên đạn có sức xuyên thấu cực lớn, có thể xuyên thủng cả lớp giáp dày của xe tăng hạng nặng.

Nhưng đây là điều sẽ xảy ra: Khi nó chạm vào giáp của xe tăng, cơ năng của viên đạn sẽ chuyển thành nhiệt năng.

Sức nóng khủng khiếp sẽ khiến đạn tan chảy như bơ theo đúng nghĩa đen, tức là trở thành một phần chất lỏng và một phần trở thành ‘đám mây hơi’ phóng xạ có thành phần là uranium và oxit uranium.

Chính sức xuyên thấu cực lớn đã khiến loại đạn này trở nên hấp dẫn đối với mục đích quân sự.

Ngoài ra, là sản phẩm của phản ứng hạt nhân, những lõi này có thể gây nguy hiểm cho hệ sinh thái, sau khi sử dụng trên chiến trường.

Và vì những lý do đó, đạn uranium nghèo này đã được sử dụng trong các cuộc chiến tranh từ vài thập kỷ nay – cả trong cuộc chiến ở Iraq, Kosovo hay Afghanistan.

Đạn Vonfram của Đức

Chỉ riêng trong cuộc chiến tranh Iraq, theo một báo cáo chính thức, có tới 2.000 tấn đạn uranium như vậy đã được sử dụng. Và có những nguồn khác nói về số lượng uranium được sử dụng lớn hơn nhiều.

Trong cuộc đối đầu hiện nay giữa Ukraine và Nga, Anh cũng cam kết chuyển loại đạn này cho Ukraine. Ngay trong tháng 3 năm 2023, London đã thông báo rằng, họ sẽ cung cấp số đạn uranium nghèo cho chế độ Zelensky.

Nhưng Đức không có đạn uranium, điều đó có nghĩa là nước này không thể chuyển bất cứ thứ gì như vậy sang Ukraine. Nhưng Đức trước đây đã sử dụng đạn Vonfram đặc biệt.

Nhưng vẫn còn: Lõi uranium có khả năng chiến thắng các trận chiến như thế nào? Christian Mölling, chuyên gia quân sự tại Hiệp hội chính sách đối ngoại Đức, cho biết: “Đối với Ukraine, đạn uranium không phải là vũ khí thần kỳ, đảm bảo cho chiến thắng chắc chắn. Đạn uranium chỉ hiệu quả hơn một chút so với vũ khí thông thường”.

Tốt cho việc chiến đấu chống lại xe tăng?

Xe tăng của Liên Xô có thể bị đạn pháo thông thường xuyên thủng. Nhưng trước những chiếc xe tăng mới của Nga, với “áo giáp năng động”, đạn pháo có lõi uranium có thể bất lực.

Đối với những người lính bộ binh bình thường, việc bắn vào họ bằng đạn pháo có lõi uranium là vô nghĩa.

Chuyên gia Mölling cho biết: “Sẽ hợp lý nếu chỉ sử dụng đạn uranium nghèo để chống lại xe bọc thép của đối phương. Nhưng trường hợp xe tăng đối đầu nhau là khá hiếm”.

Uranium được tìm thấy khá thường xuyên trong tự nhiên, không kém gì thiếc. Nhưng uranium phóng xạ mới là đối tượng được quan tâm khai thác.

Uranium được hình thành sau khi sử dụng đạn phát ra bức xạ alpha nguy hiểm, nhưng nó chỉ ảnh hưởng vài centimet. Ở khoảng cách xa, bức xạ này không thể xuyên qua quần áo hoặc vùng da không bị trầy xước.

Để gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của một người, người đó phải hít hoặc nuốt một lượng lớn loại bụi nguy hiểm này.

Hậu quả hóa học nguy hiểm hơn

Văn phòng bảo vệ bức xạ Đức tuyên bố rằng, bức xạ alpha từ đạn có lõi uranium sẽ không nguy hiểm đến thế. Trong trường hợp này, các quan chức tham khảo dữ liệu của Liên Hợp Quốc.

Nhưng tính chất hóa học của các nguyên tố còn lại sau khi sử dụng lõi uranium có thể nguy hiểm hơn nhiều.

Georg Steinhauser, giáo sư hóa học ứng dụng tại Đại học kỹ thuật Vienna, cho biết: “Sau khi trải qua quá trình làm giàu hoặc cạn kiệt, uranium – một kim loại nặng trở nên nguy hiểm hơn nhiều so với việc chỉ là một nguyên tố xuất hiện trong tự nhiên”.

Ông giải thích rằng, nếu các hạt của nguyên tố này xâm nhập vào phổi rồi vào hệ tuần hoàn, nó sẽ gây hại. Và nếu loại bụi độc hại này xâm nhập vào thận, thậm chí có thể gây ung thư.

Uranium cũng nguy hiểm cho thiên nhiên. Để làm sạch uranium cạn kiệt, toàn bộ lớp đất phải được loại bỏ.

Giáo sư Steinhauser giải thích: “Sử dụng vũ khí uranium, người Ukraine sẽ phải đưa ra lựa chọn. Nếu họ chọn quân sự, thì sẽ có những hậu quả về môi trường. Tuy nhiên, có vẻ như điều quan trọng hơn là họ phải ở 1 mình trên con đường của mình”.  

Ảnh minh họa: Đạn uranium nghèo. Nguồn: AFP

Nguồn: Tim Neumann – spiegel.de – Đức

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang