Làm thế nào để hiểu được Trung Quốc? Nhiều người muốn làm như vậy, đặc biệt là trong bối cảnh ảnh hưởng toàn cầu của họ ngày càng tăng.
Đối với một số người, ngôn ngữ là chìa khóa mở ra cánh cửa. Với ngôn ngữ Trung Quốc, người ta có thể ‘nhập vào một dân tộc và nền văn hóa’ của họ, mở ra giao tiếp, văn học, triết học, tín ngưỡng và nhiều hơn nữa. Tham gia và nghiên cứu về dịch thuật luôn tạo ra một rào cản đối với sự hiểu biết, nhưng ngôn ngữ là chưa đủ.
Đối với những người khác, kinh điển Trung Quốc cung cấp cách để hiểu họ. Bạn có thể tập trung vào “Tứ thư ngũ kinh” (四书五经) truyền thống, từ trước khi thống nhất dưới triều đại nhà Tần (221 TCN), hoặc nhiều kiệt tác và tư tưởng cho đến triều đại phong kiến cuối cùng, nhà Thanh, vào năm 1912.
Một lần nữa, cách tiếp cận này cũng có giá trị, đặc biệt là xét về cách những tác phẩm kinh điển được ‘nghiên cứu và diễn giải lại’ ở mỗi bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Trung Quốc – như trường hợp hiện nay.
Khổng Tử mở là ‘cánh cửa’ đi vào Trung Quốc và nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo. “Tứ thư ngũ kinh” chính là từ truyền thống này. Một lần nữa, những điều đó là quan trọng, nhưng đó chỉ là cánh cửa và chúng ta cần chìa khóa để hiểu Trung Quốc hiện đại.
Mặc dù vậy, nhiều khả năng hơn được đề xuất, cho dù là Đạo giáo, hoặc một số khái niệm thần bí về “phương đông”, hoặc siêu hình học của học thuyết âm dương (阴-阳), những ‘thứ này’ đã tìm được đường vào – hầu hết mọi truyền thống hoặc trường phái tư tưởng của Trung Quốc.
Mặt khác, một số tránh xa ngôn ngữ, văn hóa, triết học hoặc niềm tin và tập trung vào kinh tế. Trong trường hợp này, “những con hổ châu Á” – Hồng Kông, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc – cung cấp khuôn mẫu cho Trung Quốc.
Tại đây, các nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu, công nghiệp hóa và sự can thiệp của nhà nước đã dẫn đến tăng trưởng nhanh, thu nhập cao và giờ là chuyên môn hóa kinh tế.
Hoặc có lẽ Nhật Bản cung cấp mô hình, với sự vươn lên vượt trội về kinh tế dưới sự bảo trợ của Mỹ. Đây có lẽ là lựa chọn kém thuyết phục nhất.
Chủ nghĩa xã hội là ‘dấu ấn’ của Trung Quốc
Yếu tố còn thiếu trong tất cả những điều này là chủ nghĩa Mác (Marx). Trung Quốc vẫn là một quốc gia xã hội chủ nghĩa theo đường lối của chủ nghĩa Mác (Marx).
Nhiều người tiếp tục bác bỏ chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, dù là ý thức hệ hay những lời sáo rỗng. Đây là một sai lầm lớn và có nguy cơ bỏ qua – một trong những yếu tố quan trọng nhất để hiểu Trung Quốc.
Mao Trạch Đông là ‘điểm’ mà người ta nên bắt đầu, mặc dù nó giúp hiểu về Marx, Engels và Lenin, chứ chưa nói đến lịch sử của các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công từ Nga trở đi.
Tư tưởng của Mao vẫn là tâm điểm của các nghiên cứu và tranh luận gay gắt ở Trung Quốc – đến nỗi chủ tịch Tập Cận Bình thường xuyên trích dẫn Mao trong bối cảnh quốc gia và quốc tế.
Tập Cận Bình có bằng tiến sĩ về chủ nghĩa Mác và đã hướng nhiều nguồn lực hơn nữa vào việc nghiên cứu và bồi dưỡng truyền thống chủ nghĩa Mác và công việc của Mao Trạch Đông. Chủ nghĩa Mác hiện là một môn học riêng biệt ở Trung Quốc.
Di sản của Mao không chết và không bị chôn vùi
Gây tranh cãi hơn, những hành động của Mao với tư cách là một nhà lãnh đạo cũng rất quan trọng để hiểu Trung Quốc. Hầu hết các cuộc tranh luận xoay quanh vai trò của cách mạng Văn hóa (1966-1976), mà ông đã thúc đẩy trong thập kỷ cuối đời mình. Đó có phải là một sai lầm, một sự bùng nổ nhiệt tình cách mạng, hay có lẽ, là một nỗ lực để khôi phục sức mạnh của ông ta?
Truyền thông ‘bán chính thống’ là cách mạng Văn hóa kéo Trung Quốc thụt lùi về kinh tế, chính trị và xã hội. Do đó, những sai lầm đã được sửa chữa sau cái chết của Mao, khi con đường cải cách được thực hiện.
Tuy nhiên, một lập luận thuyết phục khác của Mobo Gao cho rằng, chính cách mạng Văn hóa đã đặt Trung Quốc vào con đường hiện tại. Xáo trộn triệt để các lợi ích đặc quyền trong xã hội, từ trên xuống dưới, nó đã dọn đường cho sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc để trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.
Đây là sự cải tổ cần thiết để giải quyết hàng thế kỷ, nếu không muốn nói là hàng thiên niên kỷ, những giả định xã hội và chuẩn mực văn hóa.
Chống lại quan điểm chính thống rằng, nền kinh tế đã đi vào bế tắc trong cách mạng Văn hóa, rõ ràng là nền kinh tế đã thực sự tiến lên phía trước như thể được giải phóng khỏi gông cùm của nó.
Thật không may, tôi vẫn chưa tìm được một nhà bình luận nước ngoài “chính thống” nào nhận thức được phần nào bản chất của chủ nghĩa Mác Trung Quốc.
Rõ ràng nó đòi hỏi phải nghiên cứu cẩn thận và cảm nhận về chủ đề này. Nó đòi hỏi một số hiểu biết về ý nghĩa của “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” trong tất cả sự phức tạp và những nghịch lý rõ ràng của nó. Và cần phải hiểu rằng ở Trung Quốc, một “doanh nhân theo chủ nghĩa Mác” không phải là một thuật ngữ mâu thuẫn.
Ngôn ngữ, tác phẩm và tư tưởng kinh điển, Khổng Tử: Những thứ này và hơn thế nữa rõ ràng là quan trọng để hiểu Trung Quốc. Nhưng dựa vào những điều này là bỏ qua yếu tố cốt yếu – chủ nghĩa Mác. Nhiều người có thể khao khát trở thành một Zhongguotong (中国通) – một người hiểu và cảm nhận ở mức độ sâu sắc về cách thức Trung Quốc hoạt động.
Nếu không có chủ nghĩa Mác, những khát vọng Trung Quốc hiện tại chỉ là sự giả vờ.
Roland Boer: Phó giáo sư, tôn giáo, chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa thế tục, Khoa giáo dục và nghệ thuật, Đại học Newcastle