Cách Thức Giúp Con Thành Công và Hạnh Phúc

Chúng ta thường từ chối thẳng thừng những điều bản thân không thích. Điều đó sẽ dễ làm phật lòng đối phương. Người Nhật không làm vậy, cho dù không thích họ sẽ tìm cách nói giảm, nói tránh, không

Dạy con theo phương pháp Shichida – Cách thức giúp con thành công. Ảnh Freepik.com

Chúng ta thường từ chối thẳng thừng những điều bản thân không thích. Điều đó sẽ dễ làm phật lòng đối phương.

Người Nhật không làm vậy, cho dù không thích họ sẽ tìm cách nói giảm, nói tránh, không đi thẳng vào vấn đề.

Nếu không thể nói nhẹ nhàng, bóng gió họ sẽ nói rõ ràng hơn nhưng rất thận trọng để không làm đối phương phật ý. Điều đó thể hiện sự tôn trọng người khác và chứng tỏ rằng họ đã lắng nghe người khác rất cẩn thận trước khi quyết định nói ra.

Những đứa trẻ ở Nhật được bố mẹ truyền dạy tình yêu thông qua phương pháp Shichida. Phương pháp nuôi dạy con mang tên của vị giáo sư nổi tiếng Nhật Bản Shichida đang được quan tâm trong cộng đồng các ông bố bà mẹ Việt Nam.

Điểm khác biệt của phương pháp này là nó hướng vào các bậc phụ huynh thay vì trẻ nhỏ.

Cha mẹ sẽ là người đóng vai trò chính giúp con mình phát triển lòng nhân ái, biết quan tâm, chăm sóc cho người khác với một tinh thần hợp tác và chân thành. Điều quan trọng nhất của phương pháp Shichida chính là cách truyền đạt tình yêu thương của cha mẹ tới con cái mình.

Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái, và hầu hết họ nghĩ rằng, mình đã bày tỏ đủ tình yêu đó với những đứa con của mình. Hãy thử lắng nghe giọng nói của bạn khi bạn nói chuyện với con mình. Đặc biệt là trong các trường hợp chúng mắc lỗi hoặc bạn đang muốn nhắc nhở, thúc giục con mình.

Ví dụ như: 

“Mẹ đã nói với con bao nhiều lần là không được làm thế rồi?” hay “Nhanh lên, con chậm chạp quá!”.

Đó là những lần khi con bạn làm một điều gì đó khiến bạn không hài lòng, mặc dù bé không có chủ đích làm như vậy.

Bạn có chắc là câu nói của mình đủ bình tĩnh và không mang những “năng lượng tiêu cực”, khó chịu, hay gây áp lực cho con mình?

Còn những lần khi con bạn cố tình gây khó khăn cho bạn, khi đó cách bạn giải quyết là giải phóng những cơn thịnh nộ, sự tức giận, sự khiếm nhã của bạn. Và khi trẻ đang la hét gây sự chú ý của bạn thì bạn phàn nàn, la mắng, chỉ trích?

Vậy là bạn đang bỏ qua những hành vi của chính mình mà chỉ tập trung vào hành vi của con và đem lại gánh nặng cho con với các cảm xúc tiêu cực của bạn.

Shichida tin rằng khi một người mẹ truyền đạt tình yêu của mình với con của mình một cách khéo léo, đứa trẻ ngay lập tức sẽ thay đổi thành một đứa trẻ ngoan.

Bên cạnh đó, khi bạn muốn truyền tải tình yêu với con mình hãy để tâm trí chúng cũng được mở rộng ra.

Giáo sư Shichida nói rằng: “Thông thường, trẻ em không thể sử dụng khả năng bẩm sinh của chúng do ý nghĩ tiêu cực mà chúng nghe thấy: ‘Con đừng làm nữa để mẹ làm cho, con không làm được đâu, đổ bể hết bây giờ’.

Nếu bạn thoát khỏi những suy nghĩ bị giới hạn như vậy và để cho trẻ có nhận thức được khả năng mạnh mẽ của riêng mình, các em sẽ bắt đầu tìm được cách sử dụng những năng lực của bản thân.

Ngay sau đó, trẻ sẽ tự biến đổi một cách tuyệt vời. Khi cha mẹ hoàn toàn có thể truyền tải tình yêu của mình và chữa lành vết sẹo trên tâm trí của đứa trẻ, đứa trẻ sẽ bắt đầu thay đổi nhanh chóng.”

Và để có thể làm được điều đó, hệ thống phương pháp Shichida hướng dẫn cho bố mẹ hai cách vô cùng hiệu quả được rất nhiều học giả nổi tiếng cũng như phụ huynh Nhật Bản áp dụng: “Cái ôm 8 giây” và “5 phút thủ thỉ”.

Với  “cái ôm 8 giây” để truyền tải tình yêu thương và khích lệ trẻ làm việc tốt

Khi bé hoàn thành công việc nhà mà mẹ giao, như giúp đỡ mẹ quét nhà, hoặc tưới cây, bạn hãy ôm bé vào lòng và nói: “Cảm ơn con vì đã giúp đỡ bố/mẹ. Con đã làm rất tốt. Bố/mẹ yêu con rất nhiều vì con rất tốt bụng, sẵn sàng và vui vẻ khi làm việc giúp bố/mẹ.” 

Cùng lúc đó, hãy tiếp tục ôm con trong 8 giây. Ông Shichida tin rằng khi đó tình yêu từ cha mẹ sẽ được truyền tới đứa trẻ và trẻ sẽ được thúc đẩy làm nhiều điều tốt hơn nữa để bố mẹ hạnh phúc.

Và đương nhiên, nếu cái ôm không đủ chân thành hoặc sau cái ôm ấm áp đó, bạn lại phàn nàn, la mắng có ý định phản ứng những cảm xúc tiêu cực của mình vào đứa trẻ thì nó sẽ hoàn toàn không hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang