Tổng thống Gabon, Ali Bongo, đã trở thành người mới nhất bị lật đổ, trong chuỗi các cuộc đảo chính, những năm gần đây tại Châu Phi.
Ali Bongo, người vừa giành được nhiệm kỳ thứ 3, đã bị lật đổ bởi các sĩ quan cấp cao. Nhóm đảo chính đã bổ nhiệm tướng Brice Oligui Nguema – cựu lãnh đạo lực lượng bảo vệ tổng thống và là anh họ của Bongo – làm “tổng thống lâm thời” mới của đất nước.
Cuộc đảo chính ở Gabon là cuộc đảo chính thứ 8 ở Tây và Trung Phi kể từ năm 2020, và là cuộc đảo chính thứ 2 trong năm 2023 – sau Niger. Ông ấy bị quản thúc tại gia và mới đây đã được thả tự do (biên tập). Bongo đã đưa ra lời cầu xin đầy xúc động, mong nhận được sự giúp đỡ từ “những người bạn quốc tế của Gabon”.
Cuộc đảo chính dường như đã chấm dứt 55 năm nắm giữ quyền lực của gia đình ông ở Gabon.
Cha của Ali Bongo, El Hadj Omar Bongo Ondimba, đã giữ chức tổng thống trong gần 42 năm kể từ năm 1967. Khi qua đời trong bệnh viện vào năm 2009, con trai ông là Ali Bongo đã đắc cử tổng thống, trong một cuộc bầu cử vào thời điểm đó bị chỉ trích là chẳng khác gì một cuộc chuyển giao triều đại.
Tin tức về việc Bongo bị loại khỏi quyền lực, đã được nhiều người chào đón một cách hân hoan, với đám đông xuống đường ủng hộ chính quyền quân sự.
Từ lâu, người ta đã bàn luận về nạn tham nhũng ở Gabon, nhiều người tin rằng nguồn thu từ tài nguyên dầu mỏ đáng kể của đất nước, không được phân bổ đồng đều, khiến nhiều người dân Gabon rơi vào cảnh nghèo đói.
Gabon, một thành viên của OPEC, sản xuất hơn 200.000 thùng dầu mỗi ngày, nhưng – mặc dù là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Châu Phi – hơn 1/3 dân số Gabon (dân số Gabon khoảng 2,3 triệu người) được cho là sống dưới mức nghèo khổ, theo chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc.
Cuộc bầu cử Gabon đầy sóng gió
Kết quả của cuộc bầu cử ngày 26 tháng 8 năm 2023, dường như đã trao cho Ali Bongo nhiệm kỳ thứ ba, mặc dù khá tranh cãi.
Trước khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc, đã có nhiều phàn nàn rằng, nhiều điểm bỏ phiếu không có giấy tờ ghi tên đối thủ chính của Bongo, cựu giáo sư đại học và từng là bộ trưởng giáo dục, Albert Ondo Ossa.
Đã có báo cáo cho biết, việc mở các điểm bỏ phiếu bị chậm trễ kéo dài, internet bị ngừng hoạt động và lệnh giới nghiêm được áp dụng khi các cuộc bỏ phiếu đóng cửa.
Phải mất 3 ngày, cơ quan bầu cử mới thông báo Bongo đã giành chiến thắng với 64,3% phiếu bầu so với 30,8% của Ossa. Cuộc đảo chính được cho là đã diễn ra trong vòng 1 giờ sau khi kết quả bầu cử được công bố.
Đây không phải là một nỗ lực nhằm lật đổ Bongo. Năm 2016, bạo lực bùng phát khiến hơn 50 người thiệt mạng sau kết quả bầu cử cực kỳ sít sao mà Bongo giành được 49,8% phiếu bầu, trước đối thủ chính là Jean Ping với 48,2%.
Ngoài ra còn có một âm mưu đảo chính vào tháng 1 năm 2019, khi một nhóm sĩ quan quân đội cố gắng nắm quyền, trong khi Ali Bongo đang điều trị cơn đột quỵ ở Maroc.
Âm mưu đảo chính bất thành năm 2019 là tín hiệu ban đầu cho thấy sự suy yếu của Ali Bongo đối với quân đội. Ông đáp trả vào tháng 12 năm 2019 bằng cách bắt giữ chánh văn phòng của mình, Brice Laccruche Alihanga, vì tội tham nhũng.
Nhưng lần này, những màn ăn mừng ầm ĩ ở thủ đô Libreville của Gabon dường như cho thấy rằng, ít nhất vào thời điểm hiện tại, chính quyền quân sự đã nhận được sự ủng hộ của quần chúng ở mức độ nào đó.
Bất kỳ tình trạng bất ổn nào cũng có thể gặp phải sự đàn áp quân sự. Hồ sơ nhân quyền của Gabon có nhiều xáo trộn, với các báo cáo về lạm dụng và bạo lực, đặc biệt là chống lại những tiếng nói bất đồng chính kiến sau cuộc bầu cử năm 2016.
Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với việc quản lý và ổn định trong ngắn hạn và dài hạn, cả ở Gabon và trên toàn khu vực.
Dưới thời Bongo, Gabon có số điểm Freedom House là 20/100, phản ánh sự kiểm soát chặt chẽ của Bongo thông qua sự kiểm soát quân đội của ông. Bây giờ quân đội đã nắm quyền kiểm soát.
Phản ứng quốc tế
Liên minh Châu Phi đã phản ứng bằng cách đình chỉ tư cách thành viên của Gabon và nếu EU và các nước phương tây khác, phản ứng giống như họ đã làm với các cuộc đảo chính gần đây, các lệnh trừng phạt có thể sẽ được áp dụng.
Pháp, quốc gia duy trì mối quan hệ kinh tế, ngoại giao và quân sự chặt chẽ với Gabon, đồng thời có 400 binh sĩ đồn trú tại nước này, đã lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính và kêu gọi tôn trọng kết quả bầu cử.
Cũng như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ gọi các sự kiện ở Gabon là “quan ngại sâu sắc”, trong khi EU cho biết cuộc đảo chính sẽ được các bộ trưởng thảo luận trong tuần này, theo nhà ngoại giao hàng đầu của họ, Josep Borrell nói: “Nếu điều này được xác nhận, đó là một cuộc đảo chính quân sự khác, điều này làm tăng sự bất ổn trong toàn khu vực”.
Gabon không phải là thành viên của Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS). Nhưng các sự kiện ở Libreville sẽ gây áp lực ECOWAS đang thảo luận về cách đảo ngược cuộc đảo chính gần đây ở Niger, xảy ra cách đây chưa đầy 1 tháng (vào ngày 26 tháng 7 năm 2023).
Cuộc đảo chính đặt Pháp vào tình thế khó khăn, do có mối quan hệ chặt chẽ với Ali Bongo, và Pháp có thể cảm thấy áp lực khi can thiệp quân sự, vì ECOWAS đã lên tiếng, có thể can thiệp quân sự vào Niger.
Ảnh hưởng của Pháp tại khu vực mà họ từng coi là sân sau đế quốc của mình đã bị tổn hại nặng nề, trong 2 năm qua, với các cuộc đảo chính ở các quốc gia nói tiếng Pháp như Mali, Burkina Faso và bây giờ là Niger.
Mặt khác, Nga đang cố gắng đều đặn tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực và có thể nhìn thấy cơ hội để đạt được ảnh hưởng hơn nữa, bằng cách hỗ trợ chính quyền quân sự của Gabon.
Trung Quốc cũng mong muốn đóng một vai trò ngày càng tăng trong khu vực – mặc dù Bắc Kinh có xu hướng chủ yếu tập trung xây dựng quan hệ kinh tế trên lục địa giàu tài nguyên.
Nhưng hậu quả của các sự kiện gần đây ở Libreville chắc chắn sẽ được theo dõi chặt chẽ nhất bởi nhiều nhà cai trị lâu đời khác tại Châu Phi, khi mà quyền lực dân chủ của họ có thể yếu hơn so với quân đội, hoặc lính đánh thuê nước ngoài để duy trì quyền lực.
Tác giả: Folahanmi Aina, cộng tác viên, Viện dịch vụ thống nhất hoàng gia