Chính phủ đang cố gắng cải cách cơ chế, để giúp làm giảm lượng khí thải Carbon – từ các công ty gây ô nhiễm.
Nếu làm đúng, nó có thể đặt những ‘kẻ gây ô nhiễm công nghiệp’ lớn nhất vào con đường cắt giảm lượng khí thải Carbon và trở thành bàn đạp cho những thay đổi đầy tham vọng hơn trong tương lai.
Nhưng có một vấn đề rõ ràng. Theo các quy định do chính phủ đề xuất, vẫn không có yêu cầu nào đối với những người gây ô nhiễm phải thực sự cắt giảm lượng khí thải tại các ‘địa điểm’ – nơi chúng được thải vào khí quyển.
Thay vào đó, các công ty có thể chọn mua tín chỉ Carbon hoặc bù đắp carbon (chẳng hạn trồng rừng) để đáp ứng nghĩa vụ giảm khí thải Carbon của mình.
Thật không may, sẽ không có giới hạn về số lượng các khoản bù đắp Carbon mà các công ty có thể sử dụng.
Bạn có thể đã nghe về các chương trình bù đắp Carbon ‘cao su’ của Úc và các câu hỏi về tính liêm chính.
Nhưng còn có một vấn đề cơ bản hơn nữa. Một tấn Carbon dioxide (CO2) được bơm vào khí quyển, bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch – không giống như 1 tấn Carbon được lưu trữ trong thân cây của một khu rừng mới trồng.
Carbon trong than, khí đốt và dầu đã được lưu trữ an toàn dưới lòng đất trong thời gian dài. Nhưng khi cây lấy Carbon dioxide (CO2) ra khỏi khí quyển (cây hấp thụ Carbon), chúng chỉ có thể lưu trữ nó trong một thời gian ngắn.
Để tránh tình trạng biến đổi khí hậu, có nghĩa là ngừng khai thác và đốt nhiên liệu hóa thạch. Điều này thật sự không dễ dàng!
Sự bù đắp Carbon sẽ không cứu được chúng ta. Trên thực tế, việc sử dụng các biện pháp bù đắp không giới hạn, có thể gây ra nhiều lượng khí thải Carbon hơn, nếu các công ty than và khí đốt “bù đắp” lượng khí thải và tăng cường xuất khẩu. Vì sao?
Tại sao chúng ta không thể dựa vào thiên nhiên để hút Carbon dioxide từ không khí?
Vào năm 2023, nhiều nhà hoạch định chính sách vẫn tin rằng, chúng ta có thể bù đắp lượng khí thải Carbon một cách hợp lý.
Chắc chắn sẽ dễ dàng hơn, nếu chúng ta tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch và bù đắp chúng bằng cách trồng rừng.
Nhưng nó không hoạt động. Đơn giản là không thể “bù đắp” hoàn toàn hàng tỷ tấn khí thải nhà kính (Carbon) từ việc đốt than, dầu và khí đốt – bằng cách trồng lại rừng, tăng lượng Carbon trong đất hoặc các biện pháp khác.
Đó là bởi vì, khí Carbon dioxide (CO2) thải ra khi đốt nhiên liệu hóa thạch về cơ bản khác với cách Carbon được lưu trữ trên mặt đất ở cây cối, vùng đất ngập nước và trong đất.
Carbon có ở khắp mọi nơi trên trái đất – trong khí quyển, đại dương, trong đất, trong mọi sinh vật sống, trong đá và trầm tích.
Nó liên tục được luân chuyển qua các phần khác nhau này. Carbon cũng đang được trao đổi liên tục giữa khí quyển và bề mặt đại dương. Các quá trình này cùng nhau tạo nên chu trình Carbon “hoạt động” của trái đất.
Khi đốt nhiên liệu hóa thạch, nó giải phóng lượng Carbon bị giữ lại hàng triệu năm (vì là nhiên liệu “hóa thạch”), bơm một lượng lớn Carbon mới vào chu trình Carbon.
Điều này đang làm thay đổi sự cân bằng Carbon trên trái đất. Trồng cây không giúp ‘khóa’ Carbon lại sâu dưới lòng đất. Thay vào đó, Carbon hóa thạch được đưa vào (bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch), vẫn là một phần của chu trình Carbon hoạt động.
Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn, khi phần lớn lượng Carbon được lưu trữ trong các ‘đền bù’ trên đất liền không được lưu trữ lâu dài.
Rừng có thể dễ dàng bị phá hủy do hỏa hoạn, dịch bệnh, lũ lụt và hạn hán, tất cả những hiện tượng này đang gia tăng cùng với biến đổi khí hậu.
Đền bù là giải pháp cuối cùng
Bất chấp những vấn đề này, khoản bù đắp Carbon vẫn tương đối nhỏ.
Hiện tại, không thể tránh hoặc giảm lượng khí thải Carbon, do các ngành công nghiệp như sản xuất thép (mặc dù đã được cải tiến để phát thải thấp), vẫn đang được mở rộng quy mô.
Tuy nhiên, những khoản bù đắp Carbon này phải được hạn chế nghiêm ngặt và giảm dần theo thời gian, khi các cơ hội giảm phát thải thực sự đang phát triển.
Thật không may, trả tiền bù đắp Carbon là điều đầu tiên và duy nhất, mà nhiều công ty lớn đang làm, đối với lượng khí thải Carbon và khói độc hại của họ.
Nếu chúng ta cho phép các công ty nhiên liệu hóa thạch bù đắp lượng khí thải mà không có giới hạn, họ sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh như bình thường hoặc thậm chí mở rộng hoạt động.
Điều đó đồng nghĩa với việc, lượng khí thải sẽ tăng lên đáng kể, khi nhiên liệu hóa thạch tiếp tục được khai thác và ‘đốt’.
Phải tránh bẫy bù đắp Carbon
Phải tìm kiếm giải pháp để giảm phát thải Carbon. ‘Bù đắp’ không phải là một giải pháp hoàn hảo.
Không có cách nào có thể thay thế hoặc chấm dứt – việc đốt nhiên liệu hóa thạch thường xuyên.
Tất cả chúng ta đều muốn cuộc sống thoải mái của mình tiếp tục với ít sự thay đổi nhất. Sự bù đắp Carbon dường như mang lại điều đó.
Nhưng tất cả những gì họ thực sự làm, chỉ là bù đắp cho cảm giác tội lỗi vì đã thải khí thải ra môi trường.
Làm thế nào để hạn chế phát thải Carbon mỗi năm, Úc thải 33 tỷ tấn Carbon dioxide (CO2) vào khí quyển bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch?
Tuy nhiên, trước tiên, chúng ta phải từ bỏ những giấc mơ xa vời. Điều duy nhất quan trọng là cắt giảm khí thải Carbon.
Tác giả: Wesley Morgan, nghiên cứu viên, Viện Griffith Châu Á, Đại học Griffith