Tác giả: Rachel Grieve
Tình yêu là một sức mạnh phức tạp và mạnh mẽ, biểu hiện một phần của trạng thái cảm xúc, nhận thức và xã hội.
Khi yêu một người, chúng ta cảm thấy cảm xúc dâng trào trước sự hiện diện của họ. Chúng ta cũng sẽ có một loạt suy nghĩ (hoặc nhận thức) về người đó, và những trải nghiệm trước đây có thể định hình ý tưởng về những gì chúng ta mong đợi trong các mối quan hệ của mình.
Ví dụ, nếu bạn tin vào tình yêu sét đánh, thì bạn có nhiều khả năng sẽ trải nghiệm nó.
Người Hy Lạp cổ đại đã mô tả một số kiểu tình yêu khác nhau. Theo ‘chân’ người Hy Lạp, nhà xã hội học và nhà hoạt động John Alan Lee gợi ý rằng, có 6 kiểu tình yêu phổ biến.
Mặc dù những phong cách tình yêu này có thể được gọi là “kiểu” hay “loại”, nhưng không nhất thiết chỉ có “một loại”. Bạn có thể, có một loại tình yêu chiếm ưu thế, nhưng cũng có thể bao gồm những loại tình yêu khác.
Tương tự, loại yêu của chúng ta có thể thay đổi theo thời gian dựa trên kinh nghiệm và tương tác của chúng ta với đối tác.
Đừng bỏ lỡ: Plato Nói Về Tình Yêu và Dạy Bạn Cách Tìm Người Tri Kỷ
Kiểu tình yêu ‘Ái tình’ (Eros)
Phong cách này thường được trải nghiệm như một tình yêu kiểu cổ tích, lãng mạn. Vẻ đẹp hình thể rất quan trọng đối với loại tình yêu này. Sự hấp dẫn diễn ra mãnh liệt và tức thì, và người yêu của người có loại tình yêu này, cảm thấy ‘có động lực’ khẩn cấp để làm sâu sắc thêm mối quan hệ về mặt cảm xúc và thể chất.
Bởi vì những cá nhân này thích cảm giác được yêu, họ có xu hướng trở thành những người theo chủ nghĩa một vợ một chồng, cũng như duy trì mối quan hệ, miễn là nó còn tươi mới và hấp dẫn. Sau đó, có thể họ tìm kiếm một người mới khác để trải nghiệm lại cảm xúc đó. Vì vậy, đối tác của người sở hữu loại tình yêu này, phải biết cách làm mới mối quan hệ.
Đừng bỏ lỡ: 3 Cách Triết Học Có Thể Giúp Bạn Hiểu Về Tình Yêu
Tình cảm (Storge)
Người có loại tình yêu này có xu hướng ổn định và cam kết trong các mối quan hệ của họ. Họ đánh giá cao sự đồng hành, sự gần gũi về mặt tâm lý và sự tin tưởng.
Đối với những người này, các mối quan hệ yêu đương, đôi khi có thể phát triển từ tình bạn, do đó tình yêu ‘lén lút’ có thể xảy ra đối với ‘cặp đôi’ này. Phong cách tình yêu này bền bỉ và họ sẽ có môi quan hệ lâu dài.
Đừng bỏ lỡ: Riêng tư: 3 Cách Triết Học Có Thể Giúp Bạn Hiểu Về Tình Yêu
Thỏa mãn (Ludus)
Những người thuộc loại tình yêu mang tính ‘thỏa mãn’, có phong cách xem tình yêu như một trò chơi, mà họ đang chơi để giành chiến thắng trong việc chinh phục “đối tác”.
Thường thì đây có thể là một trò chơi nhiều người chơi! Các cá nhân ‘Ludus’ cảm thấy thoải mái với sự lừa dối và thao túng trong các mối quan hệ của họ. Họ có xu hướng cam kết thấp và thường ‘lạnh lùng’ về mặt cảm xúc.
Bởi vì những người này – theo ‘chủ nghĩa vui tính’ thường xem mối quan hệ là ngắn hạn, họ có xu hướng coi trọng các đặc điểm thể chất của người bạn đời của họ hơn là các phong cách tình yêu khác. Họ cũng có nhiều khả năng tham gia vào các mối quan hệ tình dục.
Đừng bỏ lỡ: Tình Yêu Là Gì? Quan Điểm Của Triết Gia Cổ Đại Socrates
Thực dụng (Pragma)
Những người sở hữu phong cách tình yêu này rất thực tế. Logic hay tính hợp lý được sử dụng để xác định khả năng tương thích và triển vọng trong tương lai.
Điều này không có nghĩa là những cá nhân này sử dụng cách tiếp cận ‘vô cảm’, trong các mối quan hệ của họ, mà họ coi trọng việc liệu một người bạn đời tiềm năng có phù hợp để đáp ứng ‘nhu cầu’ và ‘phù hợp’ với họ hay không.
Những nhu cầu này có thể là xã hội hoặc tài chính. Những người theo chủ nghĩa thực dụng có thể tự hỏi, liệu đối tác tương lai của họ có được gia đình và bạn bè chấp nhận, hay liệu họ có giỏi về kiếm tiền hay không. Họ cũng có thể đánh giá ‘khả năng tình cảm’ của họ. Chẳng hạn, người bạn đời tương lai có kỹ năng giữ bình tĩnh trong những lúc căng thẳng không?
Cảm xúc hay hưng cảm (Mania)
Nó đề cập đến một phong cách tình yêu ‘ám ảnh’. Những người này có xu hướng phụ thuộc vào cảm xúc và cần sự ‘trấn an’ khá liên tục trong một mối quan hệ. Một người có phong cách tình yêu này có thể trải qua những ‘đỉnh cao’ của niềm vui và những ‘đỉnh điểm’ của nỗi buồn, tùy thuộc vào mức độ mà đối tác có thể đáp ứng nhu cầu của họ.
Do tính chiếm hữu gắn liền với phong cách này, sự ghen tuông có thể là một vấn đề đối với những cá nhân có kiểu tình yêu này.
Đừng bỏ lỡ: Tình Yêu Là Gì? Có Mấy Loại Tình Yêu
Vị tha (Agape)
Nếu thuộc kiểu tình yêu “vị tha”, bạn sẽ thể hiện sự ‘cho đi’ và quan tâm, đồng thời tập trung vào nhu cầu của đối tác nhiều hơn. Đây phần lớn là một tình yêu vị tha và vô điều kiện.
Một đối tác thuộc kiểu tình yêu vị tha sẽ yêu bạn như chính con người bạn. Nhưng họ cũng sẽ đặc biệt đánh giá cao, những hành động quan tâm và lòng tốt mà họ nhận được từ đối tác của mình.
Có lẽ, bởi vì những người này dễ chấp nhận, họ có xu hướng có mức độ hài lòng về mối quan hệ rất cao.
Đừng bỏ lỡ: “Hãy yêu nhau đi” Của Trịnh Công Sơn – Giải thích Theo Cách Của Thầy Nhất Hạnh – Phần 1
Sự thật về tình yêu
Các ‘loại tình yêu’ có thể thay đổi theo thời gian. Khi bắt đầu một mối quan hệ, chúng ta cảm thấy mong đợi được ‘gặp’ đối tác của mình và chúng ta rất phấn khích mỗi khi gặp họ.
Đây là những cảm xúc mãnh liệt, mà chúng ta liên tưởng đến khi yêu, và rất đặc trưng của tình yêu lãng mạn. Nhưng trong hầu hết các mối quan hệ, những cảm xúc mãnh liệt này không bền vững và sẽ phai nhạt dần, sau vài tháng đến vài năm.
Những cảm xúc nồng nàn này, sau đó, sẽ được thay thế bằng sự kết nối sâu sắc hơn, khi những người trong mối quan hệ đối tác, ngày càng hiểu nhau hơn. Giai đoạn này là “tình yêu đồng hành” (tình yêu thấu cảm) và có thể kéo dài suốt đời (hoặc hơn thế nữa).
Thật không may, nhiều người không nhận ra rằng, sự tiến hóa ‘từ tình yêu lãng mạn đến tình yêu đồng hành’ là một quá trình chuyển đổi bình thường – và thực sự lành mạnh.
Bởi vì, khi những cảm xúc yêu mãnh liệt lắng xuống, đôi khi người ta sẽ nghĩ rằng, họ đã hết yêu, trong khi thực tế, sự thân mật và gần gũi của tình yêu đồng hành có thể cực kỳ mạnh mẽ, khi có cơ hội.
Có thể đáng tiếc, vì nhiều người sẽ không bao giờ trải nghiệm được sự hài lòng trong cuộc sống gắn với tình yêu đồng hành hay tình yêu thấu cảm.
Rachel Grieve, giảng viên cao cấp về tâm lý học, Đại học Tasmania