Từ chủ nghĩa hoài nghi đến chủ nghĩa khắc kỷ.
Không ai mong đợi Tòa án dị giáo Tây Ban Nha diễn giải Monty Python.
Chúng ta sống trong thời đại thật kỳ lạ. Không ít người ngạc nhiên khi phong trào tìm lại chủ nghĩa khắc kỷ đang nổi lên trên thế giới, đặc biệt ở phương tây, một cộng đồng trực tuyến có hơn 100.000 tham gia và con số tiếp tục tăng.
Chủ nghĩa khắc kỷ là triết học Hy Lạp cổ đại và sau đó là triết học La Mã được hình thành vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ thứ 4 trước công nguyên bởi một thương gia, Zeno tại Citium (hiện nay là Síp). Con tàu sau này đã bị chìm trên đường đến Athens, trong đó có hàng hóa của Zeno.
Người ta nói rằng, Zeno đã tìm đường đến Agora của người Athen. Ở đó, với số tiền ít ỏi còn lại của mình, ông ấy đã mua và đọc một bản sao của cuốn ‘Kỷ vật của Socrates’ của Xenophon (Memorabilia of Socrates). “Tôi có thể tìm một người đàn ông như thế này ở đâu”? Ông ấy đã hỏi người bán sách.
Zeno chú ý đến Crates, một triết gia thuộc chủ nghĩa hoài nghi. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi là một nhóm cấp tiến ly khai khỏi Học viện Plato và Lyceum của Aristotle. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi tuyên bố sống “thuận theo tự nhiên”. Họ hoàn toàn xa lánh các quy ước xã hội và sống đơn giản như những con chó (kynes).
Vài năm sau, Zeno thành lập trường học của riêng mình. Ông ấy thuyết trình trước công chúng trên các bậc thang của Stoa được ‘sơn màu’ ở Athens (từ đó có tên là “chủ nghĩa khắc kỷ”, hay còn gọi là “hiên nhà”).
Quan niệm khắc kỷ cho rằng, triết học là một “lối sống” tại các hội nghị học thuật. Trong một số tình huống, mọi người phản ứng với sự hạ mình hầu như không che giấu. Triết học là về các khái niệm, theo đuổi chân lý, và ngày nay, theo đuổi lợi thế cạnh tranh ngày càng không chắc chắn trong một thị trường đang bị thu hẹp.
“Làm sao bạn biết mình đang sống có triết lý”? một người nào đó đã hỏi như vậy. “Chắc chắn, ngay cả khi chúng tôi đồng ý rằng, triết học đã từng là một hình thức tự trau dồi bản thân, thì ngày nay điều này không còn khả thi nữa”, những người khác đáp lại.
Một số người lưu ý, triết học khắc kỷ liên quan đến một ngành vật lý có tính hệ thống cao, nhiều định đề trong số đó không phù hợp với những hiểu biết hiện nay của chúng ta về tự nhiên (đặc biệt là ý tưởng về một vũ trụ được sắp xếp theo định mệnh mà theo một nghĩa nào đó là một sinh vật sống duy nhất).
“Chủ nghĩa khắc kỷ hiện đại” đang được hồi sinh từ truyền thống của nó. “Làm thế nào để trở thành một người khắc kỷ”, “khắc kỷ hàng ngày”, “chủ nghĩa khắc kỷ truyền thống” là những chủ đề phổ biến trên không gian mạng.
Hàng ngàn người viết, đọc và thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ do các trang web này hướng dẫn, tham gia các khóa học và tham dự các sự kiện hàng năm như Stoicon.
Tại sao chủ nghĩa khắc kỷ – chủ nghĩa khắc kỷ là gì?
Nhưng tại sao là chủ nghĩa khắc kỷ, và tại sao nó đang hồi sinh? Gần đây tôi đã đặt những câu hỏi này và những câu hỏi khác cho một số nhân vật hàng đầu có liên quan đến phong trào khắc kỷ mới, đồng thời dành thời gian điều tra các trang web và câu chuyện của họ.
Cốt lõi của câu trả lời liên quan đến đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ và lợi ích khi áp dụng chúng trong đời sống hiện đại. Như bạn đã biết, các nhà khắc kỷ La Mã nổi tiếng là Seneca, Epictetus, Musonius Rufus và Marcus Aurelius.
Những điều này bắt đầu với lời kêu gọi đơn giản của Epictetus đối với mọi người – luôn luôn phân biệt giữa ‘cái được và không’ nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta.
Ở một mức độ cơ bản nào đó, tại sao chúng ta luôn không hài lòng với những điều không thể thay đổi.
Học cách buông bỏ những thứ này, để tập trung vào những gì chúng ta có thể ảnh hưởng – những xung động, suy nghĩ và hành động hiện tại của chính chúng ta – vừa mang sắc thái triết học, vừa đạt được lợi ích về tâm lý.
Hãy tưởng tượng rằng, tất cả năng lượng tinh thần mà chúng ta dành để lo lắng về những gì người khác nghĩ, phàn nàn về chúng ta, những gì có thể xảy ra trong tương lai (nhưng có thể không xảy ra), và những gì không thể thay đổi trong quá khứ, có thể được giải phóng – để chỉ tập trung vào những gì chúng ta có thể thay đổi.
Suy nghĩ này sẽ đưa bạn đến gần với nền tảng của tư tưởng khắc kỷ, thông qua sự nhấn mạnh tính cách bên trong (đức hạnh) là đều quan trọng nhất, điều mà chúng ta nên theo đuổi.
Tất cả những thứ khác, những thứ bên ngoài – từ danh tiếng, danh vọng, quyền lực, tiền bạc cho đến … bất cứ thứ gì chịu sự trói buộc chúng ta – tất cả những thứ này đều là “phù du” đối với những người theo trường phái khắc kỷ.
Tất cả những điều đó, không tốt cũng không xấu. Việc sở hữu hay mất mát những thứ đó không làm cho chúng ta hạnh phúc hay bất hạnh.
Chính sự nhận thức về những thứ đó giúp chúng ta có sự nhìn nhận đúng đắn. Cụ thể là, những thứ phù du đó có thể bị thách thức bằng lập luận và được điều chỉnh thông qua thực hành và quyết tâm.
Chủ nghĩa khắc kỷ gần đây được mô tả, theo thuật ngữ ngày nay, là một trong những “thủ thuật tư duy” tốt nhất.
Năng lực của các nhà hiền triết theo trường phái khắc kỷ được “quảng cáo” là khả năng chịu đựng một cách đầy triết lý đối với sự mất mát, chẳng hạn mất tài sản, nhà cửa, thành phố, bạn bè hoặc thậm chí là người thân.
Tuy nhiên, những người khắc kỷ không muốn hoặc yêu cầu mọi người phải mất tất cả những thứ đó để tìm kiếm sự bình yên trong nội tâm. Đây đúng hơn là đơn thuốc của những người hoài nghi. Thay vào đó, chủ nghĩa khắc kỷ yêu cầu mọi người trau dồi các nguồn lực và sức mạnh bên trong, để có thể chịu đựng sự thịnh vượng cũng như nghịch cảnh với sự bình thản.
Từ Shakespeare, Roosevelt đến các tác giả hiện đại như Walt Whitman hay Tom Wolfe, chủ nghĩa khắc kỷ vẫn là một trong những sợi chỉ bền vững dệt nên văn hóa phương tây.
Tất nhiên, nhiều người sẽ thấy các khía cạnh trường phái khắc kỷ là xa lạ, thì dường như các khía cạnh thuộc về đạo đức khắc kỷ lại khá quen thuộc. Điều này đã khiến những người sáng lập ‘Liệu pháp hành vi – nhận thức’ áp dụng các nguyên tắc và đơn thuốc của phái khắc kỷ vào liệu pháp tâm lý của thế kỷ 20, trước khi nó hồi sinh trong thế kỷ 21, với tên gọi “chủ nghĩa khắc kỷ”.
Trở thành một người khắc kỷ trong thực tế khó hơn rất nhiều so với việc trở thành một người khắc kỷ trên lý thuyết.
Tại sao chủ nghĩa khắc kỷ được hồi sinh và cách áp dụng nó?
Một lời chỉ trích cũ về chủ nghĩa khắc kỷ, từ nhà triết học người Đức Hegel, cho rằng chủ nghĩa khắc kỷ là một triết lý dành cho thời kỳ phi dân chủ hóa.
Chủ nghĩa khắc kỷ nổi lên sau khi các thành bang dân chủ, tự trị của Hy Lạp cổ đại đã trải qua sự suy tàn. Triết lý trao quyền lại cho từng cá nhân, trong một thế giới mà mọi thứ khác đều nằm trong tay một số ít người có quyền lực, như các vị vua Hy Lạp và hoàng đế La Mã, những người có thể ‘cướp’ đi tất cả tài sản của chúng ta bất cứ lúc nào.
Có những vấn đề lịch sử thực sự với ý tưởng này.
Mặc dù vậy, chủ nghĩa khắc kỷ ngày nay vẫn có sự hấp dẫn, tại sao lại như vậy?
Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mà sự đồng thuận của các nhà dân chủ tự do thời hậu chiến đang trở nên căng thẳng. Trong khi đó, bộ máy giám sát và an ninh của các tập đoàn và quốc gia hiện đại ngày càng đặt ra câu hỏi về quyền riêng tư có thể có ý nghĩa gì trong thời đại internet.
Chủ nghĩa khắc kỷ hiện nay được gọi là “Stoa thứ 5” hay “chủ nghĩa khắc kỷ 5.0” – tính cả thời kỳ đầu, giữa và cuối thời kỳ cổ đại mà các học giả phân chia, cộng với “chủ nghĩa khắc kỷ mới” thời kỳ đầu hiện đại với những nhân vật như Justus Lipsius.
Theo Donald Robertson, tác giả cuốn “Triết lý trị liệu nhận thức – hành vi”: Triết lý khắc kỷ như tâm lý trị liệu nhận thức hợp lý.
Hiện nay, một số nhóm khắc kỷ kết hợp triết lý khắc kỷ với thực hành thiền định của phương đông – thực tập “chánh niệm”, nhưng nhiều người phản đối điều này.
Thực hành theo trường phái khắc kỷ – là một cách sống, không chỉ là lý thuyết
Phần lớn những người theo trường phái khắc kỷ hiện nay cho rằng, khắc kỷ là một lối sống. Cha đẻ của nó, về ý nghĩa này, là nhà cổ điển và nhà sử học triết học vĩ đại người Pháp, Pierre Hadot.
Trong một loạt tác phẩm được viết sau năm 1970, dựa trên quá trình nghiên cứu thần học và ngữ văn, Hadot tin chắc rằng, cách duy nhất để hiểu những gì mà các nhà khắc kỷ cổ đại (và những người theo trường phái Epicurus và những người theo phái Pyrrhon) đã viết là, khắc kỷ là một “nghệ thuật sống”.
Nhiều tài liệu, gồm cả cuốn “Khắc kỷ La Mã”, trung tâm của sự phục hưng phong trào khắc kỷ ngày nay, đưa ra các đơn thuốc, mà Hadot gọi là “các bài tập tâm linh”.
Chúng bao gồm các bài tập thiền định, trong đó một sinh viên chẳng hạn được khuyến khích hình dung lại tình huống của mình, để tái hiện lại nó trong tâm trí cho những khó khăn mà người đó gặp phải.
Những bài Suy ngẫm của Marcus Aurelius liên quan đến một loạt các đoạn trong đó hoàng đế ra lệnh cho bản thân thực hiện điều này và các bài tập khác:
- Như thực hành ghi nhớ, với lòng biết ơn, tất cả những người đã mang lại lợi ích cho ông và những gì ông mắc nợ với mỗi người trong số họ;
- Hoặc dự tính trước, vào mỗi buổi sáng, về việc ngày mai chúng ta sẽ đối đầu với những người chọc tức hoặc hiểu sai chúng ta như thế nào, và những tình huống không “theo cách của chúng ta”;
- Hoặc ghi nhớ rằng “cách trả thù tốt nhất là ‘không trở nên giống như’ người đã đối xử tệ bạc với bạn”, những người mà suy nghĩ và hành động của họ trong mọi trường hợp chủ yếu là mối quan tâm của chính họ.
Seneca nói với chúng ta rằng, mỗi đêm, trước khi ngủ, ông sẽ dành thời gian để xem xét tất cả các hành động của những ngày trước đó dưới ánh sáng khắc kỷ của các nguyên tắc triết học của mình.
Câu trả lời cho việc làm thế nào một người biết họ đang sống như một người khắc kỷ là khá rõ ràng, trừ một số chuyên gia, Zeno hàm ý.
Sinh viên theo trường phái khắc kỷ sẽ thực hiện những bài tập này và các bài tập khác, hàng ngày, vào những thời điểm được chỉ định, theo những cách được khuyến nghị, chẳng hạn như thực hiện tuần “sống như một người theo trường phái khắc kỷ” đã diễn ra từ năm 2012. Như Robertson đã giải thích về phương pháp khắc kỷ của chính mình:
Tôi học tư tưởng và thực hành khắc kỷ khá nhiều mỗi ngày … và tôi cố gắng sống như một người khắc kỷ. Tôi tắm nước lạnh mỗi sáng; tôi ăn chay mỗi chủ nhật. Tôi tập thể dục dựa trên các nguyên tắc khắc kỷ vào buổi sáng. Tôi chuẩn bị cho những thất bại vào buổi sáng và xem lại hoạt động trong ngày của mình trước khi đi ngủ. Chủ nghĩa khắc kỷ là đạo đức của tôi, vì vậy theo một nghĩa nào đó, tôi đang cố gắng áp dụng nó suốt cả ngày cho mọi tình huống.
Tất nhiên, không phải tất cả những người thuộc thế kỷ 21, các cộng đồng trực tuyến khắc kỷ sẽ sống hoàn toàn theo kiểu chế độ triết học mà Robertson mô tả ở đây.
Matthew Sharpe, phó giáo sư triết học, Đại học Deakin