Trầm cảm đang gia tăng. Nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới cho thấy, trầm cảm gia tăng 20% trong vòng 1 thập kỷ vừa qua.
Tôi làm việc trong khuôn viên trường đại học. Người ta có thể mong đợi một nơi như vậy sẽ cảm thấy sôi động và tràn đầy năng lượng, nhưng gần đây dường như có nhiều mệt mỏi và khó chịu hơn. Ngay cả đối với tôi, vào một số ngày, thật khó để đối mặt với mọi người và xã hội.
Là một học giả về triết học cổ đại và một người theo chủ nghĩa khắc kỷ thực hành, tôi đã tìm thấy niềm an ủi lớn lao trong các tác phẩm của các triết gia theo trường phái khắc kỷ La Mã như Marcus Aurelius, hoàng đế của La Mã, và Epictetus – nhà giảng dạy triết học khắc kỷ và là một cựu nô lệ.
Những công cụ nào: Mà những nhà tư tưởng cổ đại này đưa ra – để đối phó với chứng trầm cảm?
Tất nhiên, tôi phải nói thêm ở đây rằng, trầm cảm lâm sàng, một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được điều trị bởi một chuyên gia, là một vấn đề khác với loại trầm cảm và mệt mỏi thông thường mà hầu hết chúng ta thỉnh thoảng có thể cảm thấy.
Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?
Chủ nghĩa khắc kỷ dựa trên ý tưởng rằng, mục tiêu của cuộc sống là sống thuận theo tự nhiên. Bản thân thiên nhiên được định nghĩa là toàn bộ vũ trụ, bao gồm cả đồng loại của chúng ta.
Epictetus, một nhà khắc kỷ vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên (lúc đó chủ nghĩa này đang phát triển mạnh), cho chúng ta biết cách theo đuổi ý tưởng này. Ông ấy nói, “một số thứ nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta và một số thứ không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta”. Và, nếu thứ gì đó không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, thì, nó không đáng để tiêu tốn năng lượng.
Tuy nhiên, có những ngày, ngay cả đối với những nhà tư tưởng vĩ đại này, chúng ta cảm thấy khó có thể tiếp tục nhiệm vụ hoặc công việc của mình. Marcus Aurelius, với tư cách là hoàng đế của Đế chế La Mã từ năm 161 – 180 sau công nguyên, là người đàn ông quyền lực nhất thế giới khi đó, đã nói rõ trong cuốn “Sự trầm mặc” (Meditations) của mình rằng ông đang cố gắng ra khỏi giường. Vì vậy, ông tự nói với mình:
“Tôi đang sống để làm công việc của một con người. Vậy thì tại sao tôi lại cáu kỉnh như vậy, nếu tôi ra ngoài để làm những gì, tôi được sinh ra để làm, và tôi được sinh ra trên thế giới này để làm gì? Hay tôi được tạo ra để làm việc này, để nằm trên giường và sưởi ấm dưới lớp chăn”?
Ông ấy cũng thừa nhận rằng, lời khuyên này có thể có hiệu quả hoặc không hiệu quả vào một số ngày. Vì vậy, ngay cả khi ông ấy tự kéo mình vào thế giới con người, Marcus Aurelius vẫn nêu bật những gì ông ấy có thể phải đối mặt:
“Hãy nói với chính mình vào đầu mỗi ngày, tôi sẽ gặp những người hay can thiệp, vô ơn, bạo lực, bội bạc, đố kỵ và khó gần”.
Mặc dù nhận xét này có vẻ không hữu ích lắm, nhưng trong chừng mực nó tập trung sự chú ý vào tất cả những khả năng tiêu cực và khó khăn này, thì có một điểm ‘khắc kỷ’ rất quan trọng ở đây. Người ta có thể hỏi, tại sao nhắc nhở bản thân về những khó khăn, lại có lợi?
Gặp gỡ thế giới bằng những điều kiện khắc kỷ
Nhà triết học khắc kỷ Epictetus đưa ra câu trả lời – nó có thể giúp chúng ta dự đoán các khả năng và chuẩn bị cho những gì có thể xảy ra. ông ấy nói trong “Enchiridion” (sổ tay của Epictetus):
“Khi bạn chuẩn bị thực hiện một hành động nào đó, hãy tự nhắc mình đó là loại hành động gì. Nếu bạn định đi tắm, hãy ghi nhớ những gì xảy ra trong bồn tắm – có những người té nước, những người chen lấn, những người xúc phạm, những người ăn cắp. Và bạn sẽ thực hiện hành động một cách an toàn hơn nếu ngay từ đầu bạn nói về nó, ‘Tôi muốn đi tắm và giữ cho các lựa chọn của mình thuận theo tự nhiên’, và tương tự như vậy cho những hành động khác”.
Ví dụ về nhà tắm La Mã của Epictetus có thể được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh đương đại bằng cách xem xét những thứ có thể xảy ra tại nơi làm việc, khi đi làm hoặc ở nhà.
Epictetus đang nói với chúng ta rằng, hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với các tình huống với một thái độ thực tế, đối với những gì mọi thứ thực sự diễn ra.
Marcus Aurelius cung cấp các hướng dẫn cụ thể hơn về cách phản ứng với những điều gây ra sự khó chịu:
“Vì vậy, tôi không thể bị những người này làm hại, cũng không thể tức giận với một người giống tôi, và tôi cũng không thể ghét bỏ anh ta, vì chúng ta sinh ra là để làm việc cùng nhau, như chân, tay, mí mắt, hoặc cả hai, các hàng răng ở hàm trên và hàm dưới của chúng ta. Do đó, làm việc chống lại nhau là trái với tự nhiên. Và tức giận với người khác và quay lưng lại với anh ta chắc chắn là chống lại anh ta”.
Trong tất cả những điều này, điều mà các triết gia này đang nhắc nhở chúng ta là sống thuận theo tự nhiên là nhận ra rằng, ngay cả những người khó khăn nhất mà chúng ta có thể gặp phải trong một ngày cũng có thể là một người nào đó giống như chúng ta – một người nào đó có lẽ đang đấu tranh với chính họ, khó chịu hoặc bệnh tật.
Khi nhận ra điều này, việc tha thứ cho những người mà chúng ta không đồng ý sẽ dễ dàng hơn. Nhưng hơn thế nữa, có lẽ, nó giúp chúng ta dễ dàng tha thứ cho bản thân hơn. Nó giúp ta nhận ra một mảnh đời quan trọng của khổ đau và đạo làm người.
Đau khổ và giải pháp của nó
Ý tưởng này được lặp lại khi Epictetus giải thích nguồn gốc của sự đau khổ của con người:
“Điều khiến mọi người khó chịu không phải là bản thân sự vật mà là những đánh giá của họ về sự vật”.
Khó chịu về điều gì đó, không phải là chức năng của điều khó chịu, đúng hơn, chính sự phán xét về điều đó gây ra đau khổ.
Những phán xét, chứ không phải những sự vật hay sự kiện bên ngoài, là nguồn gốc của sự đau khổ của con người.
Theo Epictetus, biện pháp khắc phục tất cả những điều này thực sự chỉ là thay đổi thái độ đối với những điều đang xảy ra. Khi chúng ta có thể đối mặt ‘với một ngày’, với sự thừa nhận đầy đủ về những gì ngày đó có thể đòi hỏi, và nhận ra rằng chúng ta vẫn phải tiếp tục, chúng ta có thể tiến lên phía trước.
Điều đó có thể, có nghĩa là từ bỏ quan niệm về việc mọi thứ phải như thế nào và chấp nhận chúng như hiện tại, ngay cả khi khó chịu và chán nản nhất.
Sau đó, “công việc của một con người” có vẻ không quá khó khăn.
Robert S. Colter: Đại học Wyoming