Có lần, tôi hỏi một nhóm sinh viên, xem họ có biết thuật ngữ Chủ nghĩa hậu hiện đại nghĩa là gì không: Một người trả lời, đó là khi bạn đặt mọi thứ trong dấu ngoặc kép.
Đó không phải là một câu trả lời tồi, bởi vì những khái niệm như: “Thực tế”, “sự thật” và “nhân loại” luôn được các nhà tư tưởng – gắn liền với chủ nghĩa hậu hiện đại, xem xét kỹ lưỡng.
Chủ nghĩa hậu hiện đại thường được xem như ‘một nền văn hóa trích dẫn’.
Hãy xem The Simpsons của Matt Groening (1989). Chính cấu trúc của chương trình truyền hình này đã trích dẫn ‘kỷ nguyên cổ điển’ của bộ phim gia đình Sitcom.
Trong khi những sai lầm của các nhân vật hoạt hình chế nhạo tất cả các hình thức quyền lực được thể chế hóa – gia trưởng, chính trị, tôn giáo, …., nó làm như vậy bằng cách trích dẫn không ngừng, từ các ‘văn bản truyền thông’ khác.
Hình thức “liên văn bản” siêu ý thức này tạo ra một thế giới quan hậu hiện đại hoặc có tỉnh mải mai.
Mối quan hệ với chủ nghĩa hiện đại
Khó khăn trong việc định nghĩa chủ nghĩa hậu hiện đại là một khái niệm bắt nguồn từ việc, nó được sử dụng rộng rãi trong một loạt các ‘phong trào văn hóa và phê bình’, kể từ những năm 1970.
Chủ nghĩa hậu hiện đại mô tả không chỉ một thời kỳ, mà còn là một tập hợp các ý tưởng, và chỉ có thể được hiểu trong mối quan hệ với một thuật ngữ phức tạp không kém khác: Chủ nghĩa hiện đại.
Chủ nghĩa hiện đại là một phong trào nghệ thuật và văn hóa đa dạng vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cốt lõi là sự ‘phá vỡ’ truyền thống, được tiêu biểu bởi mệnh lệnh năm 1934 của nhà thơ Ezra Pound là “làm mới cho nó”.
Từ “post” trong hậu hiện đại gợi ý, hay có hàm ý “after”.
Chủ nghĩa hậu hiện đại được hiểu là, “việc đặt câu hỏi” về các ý tưởng và giá trị gắn liền với vấn đề mà chủ nghĩa hiện đại tin tưởng vào sự tiến bộ và đổi mới. Cụ thể hơn, chủ nghĩa hậu hiện đại là xem xét lại, đánh giá lại, đặt câu hỏi lại về những gì mà chủ nghĩa hiện đại tin tưởng.
Chủ nghĩa hiện đại nhấn mạnh vào sự phân chia rõ ràng giữa nghệ thuật và văn hóa đại chúng.
Nhưng giống như chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại không chỉ định, bất kỳ một phong cách nghệ thuật hay văn hóa nào. Ngược lại, nó thường gắn liền với chủ nghĩa đa nguyên và sự từ bỏ những ý tưởng thông thường về tính độc đáo và quyền tác giả, để ủng hộ ‘sự chế nhạo’ của những phong cách “đã chết”.
Kiến trúc hậu hiện đại
Sự thay đổi từ chủ nghĩa hiện đại sang chủ nghĩa hậu hiện đại được thấy rõ nhất trong thế giới kiến trúc, nơi thuật ngữ này lần đầu tiên được chấp nhận rộng rãi vào những năm 1970.
Một trong những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này, nhà phê bình kiến trúc Charles Jencks cho rằng, sự kết thúc của chủ nghĩa hiện đại có thể bắt nguồn từ một sự kiện ở St Louis vào ngày 15 tháng 7 năm 1972 lúc 3:32 chiều. Vào thời điểm đó, dự án nhà ở công cộng Pruitt-Igoe vô chủ đã bị phá bỏ.
Được xây dựng vào năm 1951, nó đã trở thành bằng chứng cho sự thất bại được cho là của toàn bộ dự án theo chủ nghĩa hiện đại.
Jencks lập luận, trong khi các kiến trúc sư theo chủ nghĩa hiện đại quan tâm đến ý nghĩa thống nhất, chân lý phổ quát, công nghệ và cấu trúc, thì những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại lại ủng hộ ‘mã hóa kép’ (trớ trêu), cái bề mặt và ngữ cảnh bản địa. Thành phố Las Vegas trở thành biểu hiện cuối cùng của kiến trúc hậu hiện đại.
Các nhà lý luận nổi tiếng
Các nhà lý thuyết gắn liền với chủ nghĩa hậu hiện đại thường sử dụng thuật ngữ này để đánh dấu một kỷ nguyên văn hóa mới ở phương tây. Đối với nhà triết học Jean-François Lyotard, tình trạng hậu hiện đại được định nghĩa là “sự hoài nghi đối với siêu tự sự”; nghĩa là mất niềm tin vào khoa học và các dự án giải phóng khác trong thời hiện đại, chẳng hạn như chủ nghĩa tư bản.
Nhà lý luận văn học theo chủ nghĩa Mác Fredric Jameson đã lập luận rằng, chủ nghĩa hậu hiện đại là “logic văn hóa của chủ nghĩa tư bản muộn” (theo đó ông muốn nói đến chủ nghĩa tư bản tiêu dùng hậu công nghiệp, hậu công nghệ ‘sản xuất hàng loạt’, đa quốc gia).
Nghệ thuật thị giác hậu hiện đại
Trong nghệ thuật thị giác, chủ nghĩa hậu hiện đại gắn liền với một nhóm nghệ sĩ New York – bao gồm Sherrie Levine, Richard Prince và Cindy Sherman – những người đã tham gia vào các hành vi ‘chiếm đoạt’ hình ảnh, và từ đó được biết đến với cái tên The Pictures Generation sau một buổi biểu diễn năm 1977.
Vào những năm 1980, chủ nghĩa hậu hiện đại đã trở thành diễn ngôn thống trị, gắn liền với chủ nghĩa đa nguyên “bất cứ điều gì xảy ra”, sự phân mảnh, ám chỉ. Nó đại diện cho sự kết thúc niềm tin của những người tiên phong vào sự độc đáo và sự tiến bộ của nghệ thuật.
Nhưng nguồn gốc của ‘những chiến lược’ này bắt nguồn từ nghệ sĩ Dada Marcel Duchamp và các nghệ sĩ nhạc Pop của những năm 1960 mà văn hóa làm việc đã trở thành ‘nguyên liệu thô’. Xét cho cùng, Andy Warhol là người trực tiếp tạo ra nghệ thuật tiêu dùng hào nhoáng của Jeff Koons vào những năm 1980.
Bản sắc văn hóa hậu hiện đại
Chủ nghĩa hậu hiện đại cũng có thể là một dự án quan trọng, tiết lộ những cấu trúc văn hóa mà chúng ta chỉ định là ‘sự thật’ và mở ra nhiều lịch sử bị kìm nén khác của tính hiện đại. Chẳng hạn như của quyền phụ nữ, đồng tính luyến ái và thuộc địa.
Bản thân quy tắc của chủ nghĩa hiện đại đã bộc lộ tính gia trưởng và phân biệt chủng tộc, do những người đàn ông da trắng thống trị.
Kết quả là, một trong những chủ đề phổ biến nhất được giải quyết trong chủ nghĩa hậu hiện đại liên quan đến bản sắc văn hóa.
Tuyên bố của nghệ sĩ người Mỹ Barbara Kruger, cô ấy “quan tâm đến việc ai nói và ai im lặng: Với những gì được nhìn thấy và những gì không”.
Nếu ngôn ngữ của chủ nghĩa hậu hiện đại suy yếu vào những năm 1990 để ủng hộ chủ nghĩa hậu thực dân, thì sự kiện 11/9 năm 2001 đã đánh dấu sự ‘cạn kiệt’ của nó.
Trong khi những bài học của chủ nghĩa hậu hiện đại tiếp tục ‘ám ảnh’, thuật ngữ này đã trở nên lỗi thời, được thay thế bằng sự kết hợp của những thuật ngữ khác như toàn cầu hóa, mối quan hệ về mặt thẩm mỹ và tính đương thời.
Tác giả: Daniel Palmer, giảng viên cao cấp, chương trình lý thuyết và lịch sử nghệ thuật, Đại học Monash