Chiến tranh lạnh 2.0 sẽ như thế nào?

Chiến tranh lạnh 2.0 sẽ là sự đối đầu giữa BRICS và G7 về kinh tế, ngoại giao, vũ trụ, bắc cực, chính trị, vũ khí và biển

Chiến tranh lạnh 2.0 giữa Phương Tây và BRICS

Chiến tranh lạnh 1.0 là sự đối đầu giữa 2 cường quốc, Mỹ lãnh đạo khối chủ nghĩa tư bản và Liên Xô lãnh đạo khối xã hội chủ nghĩa.

Sự đối đầu lên đến đỉnh điểm năm 1962, với việc Nga đặt hệ thống tên lửa tại Cuba, địa điểm cách bang Florida của Mỹ 145 km về phía nam. Căng thẳng đến mức có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân.

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Lạnh

Chiến tranh lạnh được hình thành sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, năm 1945. Tuy nhiên, nó có nguyên nhân sâu xa từ trước đó. Chiến tranh thế giới thứ 1, từ 1914 đến 1918, xảy ra do mâu thuẫn về việc phân chia lại bản đồ thế giới của các đế quốc châu Âu.

Cuộc chiến này cũng đặt dấu chấm hết cho chế độ quân chủ trên thế giới. Các chế độ quân chủ châu Âu là đế quốc Đức, đế quốc Áo-Hung (Hungary), đế quốc Nga, đế chế Ottoman đã sụp đổ.

Năm 1917, cách mạng tháng 10 Nga thành công lật đổ chế độ phong kiến Nga. Một hệ tư tưởng mới là chủ nghĩa xã hội đã được áp dụng tại Nga. Điều này tương tự như người Mỹ đã từng áp dụng học thuyết tam quyền phân lập.

Mỹ và Liên Xô không biết bằng, gần 30 năm sau, 2 hệ tư tưởng này sẽ trở thành “thù địch”.

Năm 1933, Hitller trở thành thủ tướng Đức. Hitller đã âm thầm tái vũ trang quân đội chuẩn bị cho chiến tranh nhằm lấy lại những vùng đất đã mất do chiến tranh thế giới thứ 1 và mở rộng bản đồ nước Đức.

Khởi đầu của chiến tranh thế giới thứ 2 là ngày Đức xâm lược Ba Lan năm 1939. Nó đã châm ngòi cho một cuộc chiến thảm khốc trong lịch sử nhân loại cho đến bây giờ.

Cuộc chiến này đã tạo ra 2 phe là phe đồng minh và phe phát xít. Kết quả, phe đồng minh chiến thắng. Nga (Liên Xô) là quốc gia tổn thất nhiều nhất với khoảng 26 triệu người chết. Mỹ là nước hưởng lợi nhiều nhất do bán vũ khí và chỉ tham gia cuộc chiến khi đã “tàn cờ”.

Tại hội nghị Postdam, Đức, năm 1945, nước Đức chính thức được chia 2 như là chiến lợi phẩm của 2 phe, tây Đức do Mỹ chiếm đóng, còn đông Đức do Liên Xô kiểm soát. Ba Lan được hậu thuẩn bởi Liên Xô. Tại hội nghị này, tổng thống Mỹ Harry Truman đã thông báo với tổng bí thư Liên Xô Joseph Stalin về sức mạnh khủng khiếp của bom hạt nhân.

Vài tuần sau, Mỹ đã thả 2 quả bom hạt nhân xuống Nhật Bản, hàng trăm ngàn người chết và nhiễm bệnh ung thư sau đó. Nhật đầu hàng và bị Mỹ chiếm đóng.

Sau khi thấy sức công phá ghê gớm của loại bom này, Stalin đã ra lệnh đẩy nhanh tiến độ phát triển vũ khí hạt nhân. Năm 1949, Liên Xô đã thử nghiệm thành công bom hạt nhân tại Kazakhstan. Đánh dấu cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa 2 siêu cường, Mỹ và Liên Xô.

Sau 1945, phong trào chủ nghĩa xã hội phát triển mạnh trên thế giới, bởi vì đó là con đường giải phóng dân tộc của nhiều nước bị thực dân phương tây xâm lược.

Mỹ dẫn đầu khối chủ nghĩa tư bản muốn ngăn chặn làn sóng này. Năm 1947, khái niệm chiến tranh lạnh được sử dụng phổ biến. Walter Lippmann, một nhà báo Mỹ đã phổ biến từ này trong bài báo cùng năm.

Truman đã thực hiệnchính sách ngăn chặn và răn đeđối với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào chủ nghĩa xã hội, thường được gọi là học thuyết Truman.

Chủ nghĩa xã hội đã phát triển mạnh mẽ ở phương đông. Có thể nói đó là sự đối đầu đông tây, chủ nghĩa tư bản phương tây và chủ nghĩa xã hội phương đông.

Đối đầu quân sự với việc thành lập NATO

Để bảo vệ phía tây, Mỹ đã thành lập Tổ chức hiệp ước Bắc đại tây dương (NATO) vào năm 1949 với sự tham gia của Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Bỉ, Đan Mạch, Iceland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy và Bồ Đào Nha.

Để đối trọng với NATO, năm 1955, Liên Xô thành lập liên minh quốc phòng với hiệp ước Warsaw, bao gồm Liên Xô và 7 quốc gia liên minh.

Dự án phát triển vũ khí hạt nhân của Liên Xô hình thành trong những năm 30. Tuy nhiên, mãi đến khi Mỹ thả 2 quả bom xuống Nhật Bản, Liên Xô mới đẩy mạnh phát triển loại vũ khí này.

Sự tàn phá của hạt nhân là ghê gớm. Đó là lý do, Mỹ sẽ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Liên Xô. Bởi vì chiến tranh hạt nhân chính là thảm họa, cả 2 bên đều bị hủy diệt.

Tuy nhiên, cuộc chạy đua hạt nhân giữa 2 siêu cường vẫn diễn ra. Trên thực tế, nó chỉ có tính răn đe. Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba là đỉnh điểm của căng thẳng giữa 2 bên.

May mắn là, sau 2 tuần đàm phán, Liên Xô đồng ý rút tên lửa khỏi Cuba. Đổi lại, Mỹ rút vũ khí hạt nhân được triển khai tại Thỗ Nhĩ Kỳ và cam kết không xâm lược Cuba.

Theo ước tính, vào năm 1980, Hoa Kỳ sở hữu khoảng 23 ngàn vũ khí hạt nhân, trong khi Liên Xô thì lớn hơn nhiều khoảng 39 ngàn.

Chiến tranh giữa 2 phe

Sau 1945, phong trào xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã phát triển trên khắp thế giới.

Điều này là hợp lý, với 2 lý do. Thứ 1, chủ nghĩa tư bản đã phát triển lên đến đỉnh điểm. Một số ít người kiểm soát phần lớn tài sản, trong khi những người nông dân và công nhân phần lớn không sở hữu tài sản hoặc sở hữu rất ít.

Có thể nói rằng, những ông chủ đã đối xử tồi tệ và tàn nhẫn với người lao động. Khi đó, một tư tưởng mới đứng về phía họ, những người công nhân và nông dân, thì, chắc chắn tư tưởng đó sẽ phát triển.

Một vấn đề quan trọng nữa là, thực dân xâm lược phương tây đã sở hữu nhiều thuộc địa trên khắp thế giới. Học thuyết xã hội chủ nghĩa như là ánh sáng dẫn đường để thực hiện cuộc cách mạng đánh đuổi thực dân phương tây.

Đó là 2 lý do tại sao chủ nghĩa xã hội phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ và đồng minh phương tây của họ.

Để ngăn chặn sự phát triển của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, Mỹ đã đầu tư và hỗ trợ các lực lượng tại nhiều nước trên thế giới. Họ đã dựng lên nhiều chế độ thân Mỹ tại nhiều nước. Điều này dẫn đến cuộc chiến giữa 2 phe trong cùng một quốc gia. Chẳng hạn, chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Triều Tiên đã bị chia cắt thành Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.

Việt Nam cũng vậy, hiệp định Geneve 1954 đã chia đôi đất nước Việt Nam thành 2 miền nam bắc và sẽ thực hiện một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Tuy nhiên, Mỹ không cho phép điều đó xảy ra. Chế độ bù nhìn Ngô Đình Diệm được thiết lập tại miền nam Việt Nam.

Do nhiều quốc gia trong thời kỳ chiến tranh lạnh là thuộc địa của thực dân phương tây, nên họ mong muốn giải phóng dân tộc của mình. Mỹ thì dựng lên chính phủ thân Mỹ. Trong khi, lực lượng giải phóng dân tộc được sự hỗ trợ của Liên Xô đối kháng với lực lượng do Mỹ dựng lên. Chiến tranh giữa 2 bên là không thể tránh khỏi.

Cuộc chiến không gian

Ngày 04 tháng 10, năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh Sputnik 1 vào không gian tại trạm Tyuratam, cộng hòa Kazakhstan. Có thể nói, việc phóng Sputnik đánh dấu cuộc chiến không gian trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường thế giới.

Sputnik có vận tốc bay là 18 ngàn dặm trên giờ. Nó có thể bay quanh trái đất trong khoảng 1 giờ 36 phút. Việc phóng thành công Sputnik đã làm cho Mỹ lo sợ, điều này đã khiến tổng thống Mỹ Eisenhower quyết định thành lập NASA.

Đến ngày 3 tháng 11 năm 1957, Liên Xô tiếp tục phóng thành công tàu không gian Sputnik 2 mang theo chú chó Laika. Tuy nhiên, không may, nó chết sau vài giờ sau đó.

Vài tháng sau, ngày 31 tháng 1 năm 1958, Mỹ phóng vệ tinh Explorer vào không gian vũ trụ. Đây là bằng chứng cho thấy cuộc chiến chạy đua vào không gian giữa Mỹ và Liên Xô.

Trong những năm tiếp theo, Liên Xô tiếp tục có những bước tiến về công nghệ vũ trụ. Lần đầu tiên, ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin trở thành người đàn ông bay vào vũ trụ trên tàu không gian Vostok 1.

Liên Xô thành công trong việc đưa người bay vào không gian. Mỹ cũng không thua kém, tháng 07 năm 1969, tàu Apollo với phi hành đoàn đã đáp xuống bề mặt của mặt trăng.

Cuộc chiến nào cũng kết thúc – Chiến tranh Lạnh cũng vậy

Trong thập niên 1980, với nền kinh tế kế hoạch tập trung, những khó khăn về kinh tế đã xảy ra tại Liên Xô. Trên thực tế, nước Nga là quốc gia chính trong việc hỗ trợ các nước thuộc Liên Xô.

Khó khăn về kinh tế dẫn đến bất ổn chính trị. Dưới sự tài trợ của Mỹ, các cuộc cách mạng màu và phong trào dân chủ tại nhiều nước đông Âu phát triển mạnh. Điều này dẫn đến sự đấu tranh chống lại Đảng cộng sản cầm quyền.

Tháng 12 năm 1991, Liên Xô tan rã. Hiệp ước Warsaw chấm dứt. Các nước đông Âu đã đi theo quỹ đạo của Mỹ và phương tây. Gorbachev trở thành Tổng bí thư cuối cùng của Liên Xô.

Vài năm trước khi tan rã, mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô không còn gay gắt nữa. Một trong những lý do cho điều này là Mỹ muốn phá hủy kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô đặt tại nhiều nước thuộc hệ thống như Ukraina, Kazakhstan.

Hơn nữa, Mỹ đã can thiệp vào các nước đông Âu và thành viên Liên Xô để thúc đẩy tiến trình dân chủ. Quan hệ tốt đẹp cũng là một cách đưa nước Nga đi theo con đường dân chủ phương tây do Mỹ lãnh đạo.

Chiến tranh Lạnh đã bắt đầu quay trở lại, phiên bản 2.0

Lý do chính khiến chiến tranh lạnh quay trở lại kể từ ngày 24 tháng 02 năm 2022, chính là việc Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina.

Trên thực tế, từ khi Liên Xô tan rã, NATO dưới sự lãnh đạo của Mỹ đã thu nạp nhiều nước có đường biên giới với Nga. Có thể nói, đây là chiến lược bao vây nước Nga của Mỹ và NATO. Đã nhiều lần Nga yêu cầu chấm dứt hành động này, nhưng NATO đã phớt lờ. Chỉ đến khi Ukraina, Putin yêu cầu dừng lại.

Mọi chuyện đã thay đổi sau đó

Mỹ và đồng minh phương tây (châu Âu) đã áp đặt hàng ngàn lệnh cấm vận để bóp nghẹt kinh tế Nga, cũng như cô lập Nga về ngoại giao quốc tế.

Mỹ đã dẫn dắt đồng minh của mình chống Nga một cách điên cuồng từ kinh tế, văn hóa, ngoại giao, thương mại cho đến thể thao. Chính điều này đã làm cho nhiều nước trên thế giới lo sợ. Chắc chắn, nếu Nga bị bóp nghẹt, một ngày nào đó, các nước khác cũng sẽ như vậy.

Đó cũng là lý do, các cường quốc kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước châu Phi, Mỹ Latinh và nhiều nước châu Á đã đứng về phía Nga, không đi theo con đường cấm vận phương tây chống lại Nga. Trái lại, họ đã giúp nước Nga đứng vững.

Ngoài ra, khối BRICS đã nổi lên, như một đối trọng với Mỹ và phương tây. Có thể nói rằng, thế giới bây giờ đã trở nên đa cực. Mỹ và NATO sẽ khó có thể can thiệp vào thế giới như trước đây.

Từ khi Liên Xô tan rã, Mỹ và đồng minh NATO đã mang bom đạn dội lên đầu người dân nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại trung đông. Đến Syria, Nga đã ra tay can thiệp. Nếu không có Nga, chỉ trong vài tháng, Syria sẽ sụp đổ.

Hiện tại, chiến tranh lạnh 2.0 đang bắt đầu giữa các nước thuộc BRICS và nhiều nước trên thế giới đối trọng với Mỹ và phương tây. Chiến tranh lạnh lần này khác với lần trước. Đó là Mỹ và đồng minh đối trọng với các nhóm nước. Điều này đồng nghĩa, chiến tranh lạnh 2.0 là cuộc đối đầu đa cực.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang