Bạn có bao giờ xem lá số tử vi của mình?
Mặc dù các nghiên cứu khoa học ‘chưa bao giờ tìm thấy bằng chứng’ cho những tuyên bố mà các nhà chiêm tinh đưa ra, nhưng một số người vẫn cho rằng, ‘chiêm tinh học’ là khoa học.
Chiêm tinh học đã tồn tại hàng ngàn năm cho đến bây giờ. Bạn có biết, nhà chiêm tinh học thế kỷ 17 William Lilly đã dự đoán có một trận đại hỏa hoạn ở London, mặc dù dự đoán của ông sớm 14 năm.
Cốt lõi của chiêm tinh học là các ‘ngôi sao và hành tinh’ có một số ảnh hưởng đến số mệnh con người và các sự kiện trên trái đất. Và lá số tử vi là ‘dự đoán’ của một nhà chiêm tinh về cuộc đời của một người, dựa trên vị trí tương đối của các ngôi sao và hành tinh.
Những dự báo này thường xuyên được đọc trên khắp thế giới. Theo khảo sát của Wellcome Trust Monitor, 21% người trưởng thành ở Anh đọc lá số tử vi của họ “thường xuyên” hoặc “khá thường xuyên”.
Trên thực tế, nhiều người xem lá số tử vi như là sự giải trí hoặc chiêm nghiệm về cuộc đời của mình.
Nhưng cũng có người tin vào chiêm tinh học, coi nó như là khoa học dự đoán và để hiểu hành vi của con người. Trong 40 năm qua, nhiều nghiên cứu khoa học được thiết kế để đánh giá các tuyên bố của các nhà chiêm tinh học. Mặc dù, những tuyên bố của họ không có bằng chứng khoa học hỗ trợ.
Trên thực tế, các dự đoán của các nhà chiêm tinh hay lá số tử vi có thể gây ra những lo ngại cho nhiều người – người tin vào chiêm tinh học. Chẳng hạn, nhiều người sử dụng chiêm tinh học để phản đối hoặc ủng hộ hôn nhân. Họ có thể nói, không hợp cung hoàng đạo, không hợp tuổi. Điều này thường xảy ra ở phương đông, chẳng hạn như Ấn Độ. Một số người đưa ra các quyết định tài chính vội vàng, dựa trên vận may dự đoán.
Ở phương tây, số người nghĩ rằng tử vi hoặc chiêm tinh là khoa học thật sự không hiều. Theo khảo sát của Wellcome Trust Monitor, chỉ 10% người Anh cho rằng, tử vi và chiêm tinh học là khoa học hoặc gần với khoa học. Trên toàn EU, con số cũng tương tự.
Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi cho mọi người, để hỏi họ, liệu chiêm tinh học có phải là khoa học hay không? Câu trả lời khá thú vị. Một khảo sát của Eurobarometer về thái độ đối với chiêm tinh học, câu hỏi cụ thể là, bạn nghĩ chiêm tinh học có tính khoa học đến mức nào? Một câu hỏi tương tự cho tử vi, bạn có nghĩ tử vi là khoa học hoặc gần với khoa học không?
Kết quả cho thấy, có một sự khác biệt đáng ngạc nhiên. Hơn 25% cho rằng, chiêm tinh học “rất khoa học” so với chỉ 7% đối với tử vi.
Trong nghiên cứu được thực hiện cách đây vài năm, tôi đã thử nghiệm giả thuyết rằng, mọi người nhầm lẫn giữa chiêm tinh học và thiên văn học, và chính điều này có thể giải thích cho niềm tin rõ ràng vào tình trạng khoa học của chiêm tinh học. Ngay cả những tờ báo quốc gia có uy tín cũng đã từng phạm sai lầm này.
Khảo sát của tôi cho thấy rằng, những người cho rằng thiên văn học rất khoa học có xu hưởng cho rằng chiêm tinh học cũng như vậy. Điều này chỉ ra rằng, nhiều người đã nhầm lẫn về 2 thuật ngữ này.
Trong cùng một nghiên cứu, tôi quan tâm đến việc xem xét những lời giải thích về lý do, tại sao một số người Châu Âu cho rằng, chiêm tinh học là khoa học còn những người khác thì không. Lời giải thích đầu tiên tôi xem xét là trình độ học vấn và kiến thức về khoa học của họ.
Nếu một người không có hiểu biết đầy đủ, có thể khó phân biệt giữa khoa học và giả khoa học. Hóa ra là như vậy. Khi tính đến nhiều yếu tố khác, những người có bằng đại học và đạt điểm cao trong bài kiểm tra về kiến thức khoa học, ít có khả năng nghĩ rằng chiêm tinh học là khoa học.
Theo các nghiên cứu trước đây, phụ nữ có nhiều khả năng nghĩ rằng, chiêm tinh học là khoa học hơn nam giới, bất kể trình độ học vấn và kiến thức về khoa học của họ. Những người tin vào Chúa hoặc “linh hồn” cũng có nhiều khả năng coi chiêm tinh học là ‘một hoạt động đáng tin cậy’ về mặt khoa học.
Xem thêm: Khoa Học Nói Gì Về Cung Hoàng Đạo Và Tử Vi!
Chiêm tinh học?
Tuy nhiên, kết quả thú vị nhất lại dựa trên một ý tưởng được đề xuất hơn 50 năm trước bởi nhà xã hội học người Đức Theodore Adorno.
Năm 1952, Adorno thực hiện một nghiên cứu về chuyên mục chiêm tinh của Thời báo Los Angeles. Ông gay gắt chỉ trích chiêm tinh học, gọi nó, cùng với phần còn lại của thuyết huyền bí, là “siêu hình học của những kẻ đần độn”, gợi ý rằng “bầu không khí ‘bán trí tuệ’ là mảnh đất màu mỡ cho chiêm tinh học”.
Tuy nhiên, điều đặc biệt thú vị là mối liên hệ giữa chiêm tinh học với chủ nghĩa độc tài, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa tư bản hiện đại (hãy nhớ rằng đây là hậu quả của thế chiến thứ 2 và Holocaust).
Đối với Adorno, chiêm tinh học nhấn mạnh sự tuân thủ và tôn trọng đối với một số loại thẩm quyền cao hơn. Như một số nhà nghiên cứu đã nói: “Hãy cứ để mọi thứ như chúng vốn có, vì dù sao bạn cũng đã được định sẵn cho chúng”.
Nói tóm lại, Adorno tin rằng “hệ tư tưởng chiêm tinh học” giống với “tâm lý của những người độc đoán”.
Những người đề cao chủ nghĩa ‘độc đoán’ và có tâm trí định kiến – dính mắc có xu hướng trung thành mù quáng với niềm tin thông thường về ‘đúng sai’ và rất tôn trọng các cơ quan có thẩm quyền được công nhận.
Họ cũng là những người ủng hộ việc trừng phạt những người không tuân theo lối suy nghĩ thông thường và hung hăng đối với những người có suy nghĩ khác.
Nếu giả thuyết này đúng, thì chúng ta sẽ thấy rằng, những người coi trọng sự tuân thủ và vâng lời, sẽ có nhiều khả năng tin tưởng hơn vào những tuyên bố của chiêm tinh học.
Trong cuộc khảo sát của Eurobarometer, tình cờ có một câu hỏi, họ nghĩ “sự vâng lời” quan trọng như thế nào với tư cách là một giá trị, mà trẻ em nên học hỏi?
Tôi đã sử dụng câu hỏi này như một chỉ số ‘sơ bộ’ về việc, liệu một người trả lời khảo sát có ít nhiều độc đoán trong quan điểm của họ hay không.
Theo dự đoán của Adorno đưa ra vào năm 1953, những người coi trọng sự vâng lời như một giá trị (độc đoán hơn), thực sự có nhiều khả năng nghĩ rằng, chiêm tinh học là khoa học hơn. Điều này đúng bất kể tuổi tác, trình độ học vấn, kiến thức khoa học, giới tính, khuynh hướng chính trị và tôn giáo của mọi người.
Vì vậy, một mặt, có vẻ như tử vi và dự đoán chiêm tinh, đối với hầu hết mọi người, chỉ là một trò giải trí vô hại. Mặt khác, xu hướng cả tin đối với chiêm tinh học ít nhất được giải thích một phần bởi những gì mọi người biết về khoa học.
Và những yếu tố này có thể tỏ ra hữu ích trong việc hiểu niềm tin về toàn bộ các lĩnh vực ‘giả khoa học’.
Tác giả: Nick Allum, Giáo sư xã hội học, Đại học Essex
Xem thêm: Hiểu Về Cung Hoàng Đạo: Xà Phu – Cung Hoàng Đạo Thứ 13