Chân núi hay đỉnh núi: Tư duy Marketing

Khoảng cách giữa biết và hiểu (bản chất) bằng từ chân núi đến đỉnh núi. Còn khoảng cách giữa hiểu đến “làm được” bằng từ “đỉnh núi này” sang “đỉnh núi khác xa và cao hơn. “Chiến lược hoặc không

Khoảng cách giữa biết và hiểu (bản chất) bằng từ chân núi đến đỉnh núi. Còn khoảng cách giữa hiểu đến “làm được” bằng từ “đỉnh núi này” sang “đỉnh núi khác xa và cao hơn.

“Chiến lược hoặc không là gì cả”

Những lãnh đạo trực tiếp cầm bánh lái con tàu doanh nghiệp sẽ rất thấm như thế nào là một chiến lược đúng. Kể cả một tay thuyền trưởng lão luyện cũng sẽ vô cùng hoang mang khi không biết hướng con tàu của mình, nó sẽ đi đâu về đâu?

Trong quân đội, chiến thuật được triển khai để đạt mục tiêu mà chiến lược đã đề ra. Cụ thể hơn là cách thức triển khai con người, quân trang, vũ khí và hậu cần trong cuộc chiến.

Còn trên thương trường, mục tiêu tối thượng của chiến lược hẳn nhiên là để nhằm mục tiêu giành chiến thắng cuối cùng và đạt mục đích đề ra. Đây cũng là thước đo quan trọng nhất để đánh giá như thế nào là một chiến lược hiệu quả.

Mục tiêu quan trọng nhất khi xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh là cần nắm được giá trị cốt lõi của doang nghiệp. Nói một cách dễ hiểu là, doanh nghiệp cần tìm ra điểm khác biệt, độc đáo nhất so với đối thủ. Cái giá trị cốt lõi này là cội nguồn của mọi dòng chảy để phát triển doanh nghiệp đi được bao lâu và bao xa.

“Khác biệt hay là chết”

Sự na ná nhau không mang lại giá trị. Mục tiêu tối thượng của thương hiệu là tạo ra sự khác biệt. Khác biệt tạo ra dấu ấn, tạo ấn tượng, tạo sự thu hút. Khác biệt tạo ra sự so sánh trong tâm trí khách hàng và giúp khách hàng ra quyết định.  

Quan điểm này của Jack Trout – cha đẻ của khái niệm “khác biệt hoá” với cuốn sách the best seller của ông: “Differentiation or die – Khác biệt hay là chết”.

Chiến lược thương hiệu chỉ là điều kiện cần – Thực thi nó quan trọng hơn

Nếu có một điểm khác biệt về giá trị mà không biết phát huy thì quả thật đáng tiếc. Nhưng, có những ngành nghề thực sự chỉ số khác biệt rất thấp do tính cạnh tranh cao và tính chất hàng hoá bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Trên thực tế, nhiều nhãn hàng, nhất là trong ngành FMCG với các sản phẩm tiêu dùng khác biệt thực sự về chức năng hầu như không có. Và quảng cáo cũng như content marketing cần có nhiều giải pháp đa dạng hơn thay vì chỉ loay hoay tìm kiếm USP như cách làm truyền thống.

Riêng trong ngành dược phẩm thì với cách thức làm marketing cũng rất khác, vì đặc thù sản phẩm liên quan tới sức khoẻ, nên từ quy định về pháp luật đến đối tượng khách hàng cũng rất khắt khe về “nội dung thông điệp” truyền tải. Phải tìm điểm khác biệt để tăng tính cạnh tranh. Tại sao chọn sản phẩm này mà không phải sản phẩm kia?

Hiệu quả của marketing được đo lường bằng doanh số

Sản phẩm, doanh số, dòng tiền. Những từ này có sự hấp dẫn đầy ma lực và cũng là áp lực đầy ám ảnh. Quan điểm “marketing for sales” hay “advertising for sales” của Ogilvy hoàn toàn “logic”. Vì nếu không mang lại hiệu quả, không riêng gì marketing, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều không có ý nghĩa.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ, thậm chí là doanh nghiệp lớn của Việt nam giai đoạn cách đây khoảng 10 năm về trước, marketing chưa “phân hoá” thành bộ phận độc lập với sales như bây giờ. Bộ phận kinh doanh kiêm hai chức năng sales & marketing làm một. Do vậy những giám đốc phụ trách kinh doanh khi làm marketing đã có tư duy “marketing

Có những thứ đến muộn, đến chậm, nhưng rất bền vững lâu dài. Thật ra, không có gì có thể mang lại kết quả ngay lập tức, mọi thứ cần có thời gian. Tuy nhiên, phải có định hướng và quyết tâm đến cùng.

Bạn đang đứng ở chân núi hay đỉnh núi?

Không quan trọng. Quan trọng là biết mình đang đứng ở đâu thôi. Ngại nhất là đang ở chân núi mà cứ tưởng lên đỉnh rồi. Đang ở chân thì cứ từ từ phấn đấu lên đỉnh. Lên đỉnh rồi phấn đấu sang đỉnh khác.

Điều vô lý vẫn tồn tại. Chân lý chưa bao giờ là đúng cho tất cả. Sự thật là khái niệm tương đối. Và thành công thường đến với những người hiểu những điều này. Tất cả xuất phát từ nguyên lý của nhận thức: nhận thức chi phối thực tế.

Trong kinh doanh, niềm tin của công chúng là một hằng số bất biến – Đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên họ. Đừng hy vọng có thể thay đổi họ.

Đúng như nhận định của nhà văn Brazil Paulo Coelho: “Đừng phí thời gian giải thích khác đi với những gì đám đông nghĩ. Họ chỉ muốn nghe, điều họ muốn nghe”.

Tai sao đa số mọi người, từ người tiêu dùng đến các học giả ngày nay vẫn có thể có lúc hành xử ngược với thực tế khách quan? Dù sống trong thời đại 4.0, dường con người hiện đại và con người cổ đại vẫn giống nhau một điểm: Nhận thức chi phối thực tế.

Kinh doanh là một hành trình leo núi miệt mài, và bài học từ thực tế để cần leo đến đỉnh núi là phải có một “la bàn” chỉ đường rõ ràng, một kim chỉ nam để tiến bước. Chân núi và đỉnh núi khoảng cách bao lâu và bao xa điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chính bạn.

Từ khóa: Marketing, tư duy Marketing, chiến lược Marketing, Kế hoạch Marketing, Digital Marketing, Internet Marketing, Inbound Marketing.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang