Cẩn thận, điện thoại thông minh của bạn rất dễ phát nổ!

Vụ nổ máy nhắn tin tại Lebanon đặt ra một vấn đề, pin điện thoại có dễ phát nổ không. Điều gì có thể khiến pin phát nổ

Pin phát nổ. Ảnh KRQE

Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2024, thế giới bất ngờ trước vụ nổ hàng trăm máy nhắn tin ở miền nam Lebanon, khiến khoảng 12 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ em, ngoài ra vụ nổ còn nkhiến gần 3.000 người bị thương.

Ngày hôm sau, Lebanon chứng kiến ​​thêm nhiều vụ nổ ở nhiều khu vực khác nhau với các thiết bị điện tử khác nhau, khiến 14 người thiệt mạng và khoảng 500 người bị thương.

Các cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành để khám phá vì sao các thiết bị này phát nổ và nhiều lời giải thích đã được đưa ra, nhưng vấn đề vẫn còn mơ hồ và Hezbollah đã chính thức cáo buộc Israel đứng sau hoạt động này.

Mặc dù các sự cố liên quan đến máy nhắn tin chứ không phải điện thoại thông minh, nhưng điều này đã đặt ra câu hỏi cho mọi người về điện thoại mà họ sử dụng hàng ngày. Liệu chúng có thực sự bị hack và phát nổ không?

Điện thoại phát nổ

Toby Walsh, giáo sư trí tuệ nhân tạo tại Khoa khoa học và kỹ thuật máy tính, Đại học New South Wales, cho biết: “Việc xảy ra những vụ nổ này đòi hỏi phải cấy chất nổ cỡ nhỏ vào các thiết bị này và chúng được kích hoạt thông qua ‘phần mềm độc hại’ góp phần giải phóng những chất nổ trong thiết bị đó”.

Về khả năng hack điện thoại thông minh, giáo sư Walsh nói: “Giống như máy nhắn tin bị hack, điện thoại thông minh cũng có thể bị hack, nhưng việc cho nổ tung những chiếc điện thoại này thường đòi hỏi phải cài chất nổ nhỏ vào bên trong chúng”.

Giáo sư Welch giải thích rằng, cần phải điều tra cẩn thận nguồn cung cấp thiết bị liên lạc, bao gồm cả điện thoại thông minh, để đảm bảo rằng thiết bị này được an toàn.

Ông nói thêm: “Nếu tôi tin rằng, có kẻ thù tình báo của tôi, chẳng hạn như vậy – như Mossad hay những người khác, thì điện thoại thông minh của tôi phải được kiểm tra bằng tia X để đảm bảo rằng nó không có bất kỳ chất nổ tiềm tàng nào”!

Tuy nhiên, giáo sư Welch không tin rằng, những chiếc điện thoại thông minh mà chúng ta hiện đang sử dụng không gây ra mối nguy hiểm rõ ràng về khả năng phát nổ.

Điện thoại phát nổ. Ảnh Al Jazeera
Điện thoại phát nổ. Ảnh Al Jazeera

Mustafa Bahran, giáo sư thỉnh giảng tại Khoa vật lý, Đại học Carleton ở Canada, hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Ông tin rằng: “Công chúng không nên lo lắng về việc điện thoại thông minh của họ phát nổ. Tuy nhiên, cần phải lưu ý những chiếc điện thoại có thể bị theo dõi”.

Mặt khác, Bahran nhấn mạnh: “Các quan chức dễ bị nhắm tới, họ có thể cần phải cảm thấy lo ngại”.

Noah Sylvia, nhà phân tích và nghiên cứu máy tính của nhóm khoa học quân sự tại Viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh hoàng gia tại Vương quốc Anh, tin rằng vẫn chưa đến lúc phân tích những vụ nổ này xảy ra như thế nào.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng: “Hoạt động ‘nổ bom’ này cần có sự chuẩn bị rõ ràng và nó sẽ không được lặp lại sau này bởi bất kỳ nhóm nào”.

Những phân tích mới nhất xác nhận ý kiến ​​​​của các chuyên gia

Truyền thông Lebanon (Liban) đưa tin, trích dẫn các nguồn an ninh ẩn danh rằng, các thiết bị nhắn tin có chứa các bộ phận được gọi là “IC” chứa vật liệu nổ có thể đi qua các thiết bị kiểm tra, mà không bị phát hiện.

Một nguồn tin an ninh Lebanon tiết lộ rằng, loại chất nổ được sử dụng trong máy nhắn tin là ‘RDX’ hoặc ‘Hexogen’, được sử dụng làm vật liệu nổ trong thế kỷ 20.

Các chuyên gia dự đoán rằng, quá trình cài đặt chất nổ xảy ra ngay trong quá trình sản xuất hoặc trong quá trình vận chuyển đến Lebanon.

 Một “tai nạn cố ý” không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên

Maher Al-Qadi, phó giáo sư tại Khoa hóa học và hóa sinh, Đại học California, Los Angeles nói rằng, tin nhắn văn bản mà máy nhắn tin nhận được không thể làm tăng nhiệt độ của pin bên trong chúng, trong khi phần mềm gián điệp có thể làm điều đó, nhưng không đến mức để thiết bị phát nổ.

“Phần mềm gián điệp có thể khiến nhiệt độ pin tăng lên 50 hoặc 60 độ C và nhiệt độ này – mặc dù cao – là không đủ để chúng phát nổ. Việc nổ pin đòi hỏi một loạt phản ứng hóa học tốc độ cao xảy ra bên trong pin, điều này chỉ đạt được sau khi nhiệt độ của nó vượt quá 150 độ C”, theo Maher Al-Qadi.

Tuy nhiên, Maher Al-Qadi chỉ ra rằng, ông đã quan sát thấy một tình trạng “khó” có thể khiến pin phát nổ, đó là khi tin nhắn văn bản kích hoạt một “công tắc” kết nối phần âm của pin với phần dương của nó, dẫn đến một tình trạng tương tự như những gì chúng ta biết là “tình trạng đoản mạch” có thể gây ra … nổ pin.

Maher Al-Qadi cho biết thêm, “người ta lưu ý rằng, tất cả các vụ nổ xảy ra gần như cùng một lúc, điều này loại bỏ giả thuyết rằng, pin phát nổ do kích hoạt công tắc hoặc do sử dụng sai mục đích, hoặc lỗi trong quá trình sản xuất, vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc tấn công. Thiết bị nhắn tin có thể đã bị gắn chất nổ”.

Phần mềm gián điệp hoặc kỹ thuật nào khó có thể làm pin phát nổ. Ảnh Al Jazeera
Phần mềm gián điệp hoặc kỹ thuật nào khó có thể làm pin phát nổ. Ảnh Al Jazeera

Tại sao pin điện thoại lại phát nổ?

Maher Al-Qadi cho rằng pin phát nổ có 3 nguyên nhân chính:

Nguyên nhân cơ học: Pin sẽ phát nổ nếu bị vật sắc nhọn xuyên qua, hoặc bị đè bẹp do có áp suất lớn tác động lên (chẳng hạn như rơi từ trên cao xuống). Đây là vấn đề được các hãng sản xuất ô tô điện rất quan tâm, chẳng hạn như tai nạn giao thông.

Nguyên nhân về điện: Như trong “tình trạng mạch kín” đã đề cập trước đó, đây là sự cố khiến nhiệt độ của pin tăng nhanh và làm pin phát nổ.

Nguyên nhân nhiệt: Yếu tố này là nguyên nhân gây ra vụ nổ ở Lebanon, vì để pin tiếp xúc với nhiệt độ cao vượt quá 150 độ C sẽ dẫn đến phát nổ, nhiệt độ có thể đạt được thông qua việc sử dụng một số loại chất nổ.

Maher Al-Qadi giải thích: “Tôi nghĩ điều đã xảy ra là chất nổ nhỏ trong thiết bị máy nhắn tin đã được kích hoạt từ xa, dẫn đến nhiệt độ tăng đột ngột và pin phát nổ”.

Maher Al-Qadi cho biết thêm: “Các công ty sản xuất pin tiến hành một thử nghiệm gọi là ‘hộp nóng’ để đảm bảo an toàn cho pin. Trong thử nghiệm này, pin được đặt bên trong một vật gì đó tương tự như một chiếc lò nướng có nhiệt độ lên tới 150 độ C và họ chờ đợi một giờ, nếu pin còn nguyên vẹn mà không có vấn đề gì thì được công ty chấp thuận”.

Vụ nổ pin điện thoại thông minh là một hiện tượng hiếm khi xảy ra, ngoài ra thực tế là các vụ nổ do lỗi sản xuất không xuất hiện cho đến khoảng 30 ngày sử dụng, tức là chúng không xảy ra cùng một lúc như chúng ta đã thấy trong vụ nổ tại Lebanon vừa qua. Vì vậy không cần lo lắng về việc những chiếc điện thoại này sẽ phát nổ. Tuy nhiên, có thể truy ra nguồn gốc gây nổ”!

Mẹo bảo vệ pin điện thoại … và bảo vệ bạn

Một số lời khuyên nhằm bảo vệ pin điện thoại thông minh khỏi bị nổ, trong đó đầu tiên là sử dụng bộ sạc của điện thoại và tránh sạc pin bằng nguồn điện trực tiếp, có thể làm tăng điện áp tới pin.

Việc tăng số lượng điện áp của pin vượt quá 5 volt sẽ dẫn đến việc kích thích các phản ứng hóa học bên trong pin và có khả năng khiến pin phát nổ.

Lời khuyên quan trọng là bạn nên ngừng sử dụng bất kỳ loại pin nào bị “phình”, đây là một vấn đề đi kèm với sự lão hóa của pin, khiến chất lỏng bên trong pin bị phân hủy, tạo ra một loại khí làm tăng áp suất bên trong pin.

Cũng cần thận trọng nếu người dùng nhận thấy nhiệt độ pin tăng với tốc độ đáng kể trong quá trình sạc, đây là tốc độ mà người dùng cảm thấy “nóng” khi chạm vào điện thoại di động, điều đó có nghĩa là tình trạng pin đang xấu đi.

Những gì đã xảy ra ở Lebanon là đặc biệt, và nó sẽ không xảy ra lần nữa ngoại trừ trong bối cảnh chiến tranh và nhắm mục tiêu có chủ ý, không gì khác hơn, cho dù là vụ nổ của máy nhắn tin hay bộ đàm, điện thoại thông minh, bất chấp mọi thứ, chúng vẫn an toàn hơn, ngoại trừ chúng dễ bị theo dõi.

Hình minh họa: Pin phát nổ. Ảnh KRQE

Tác giả: Amr Rajeh

Nguồn: Amr Rajeh – aljazeera.net – Qatar

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang