DÂN CHỦ: Cái Giá Phải Trả Không Hề Rẻ

Để thực hiện một cuộc cách mạng màu, trước hết phải tạo sự chia rẽ bên trong. Một dân tộc, một đất nước với nhiều phe phái sẽ là mảnh đất màu mỡ để thực hiện cách mạng màu. CIA

Để thực hiện một cuộc cách mạng màu, trước hết phải tạo sự chia rẽ bên trong. Một dân tộc, một đất nước với nhiều phe phái sẽ là mảnh đất màu mỡ để thực hiện cách mạng màu.

CIA – Cơ quan tình báo Mỹ là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc cách mạng màu trên toàn thế giới. USAID – Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ là một tổ chức thực hiện nhiều chương trình phát triển nhằm tăng ảnh hưởng của Mỹ lên các nước khác.

USAID cũng tài trợ cho nhiều tổ chức phi chính phủ.

Tại sao người Mỹ luôn truyền bá dân chủ? Đơn giản, dân chủ thường gắn liền với nhiều đảng phái, nhiều phe phái chống đối nhau. Khi đó, họ có thể “đầu tư” vào một đảng phái, một phong trào hay một phe cánh nào đó một cách dễ dàng.

Nhiều phe phái chắc chắn sẽ dễ dẫn đến xung đột lợi ích. Xung đột là nguồn gốc của một cuộc cách mạng màu.

Tại sao người Mỹ luôn nói về nhân quyền. Họ lập ngay một tổ chức theo dõi nhân quyền có tên là HRW. Bởi vì, nhân quyền là quyền con người gắn với dân chủ, nghĩa là bầu cử chính trị. Người đại diện cử tri thường đến từ 1 đảng phái hay phong trào nào đó.

Dựa vào điểm này, người Mỹ có thể “đầu tư” vào một nhân vật họ muốn. Juan Guaido – Tổng thống “hụt” của Venezuela là một ví dụ.

Chỉ trong chế độ dân chủ kiểu phương tây, người Mỹ mới có thể “đầu tư vào chính trị” của một đất nước khác. Đã đầu tư thì phải có lãi. Người Mỹ chỉ tư duy dựa trên lợi ích.

Đó là lý do, họ luôn áp đặt và “quảng cáo” dân chủ và nhân quyền trên khắp thế giới.

Dân chủ kiểu Mỹ và chủ nghĩa bá quyền

Dân chủ kiểu Mỹ và phương tây đã thất bại tại trung đông và châu Á. Nếu một quốc gia nào đó thiếu bản sắc dân tộc, thiếu sự đoàn kết, thiếu điểm chung để gắn kết, luôn có sự chia rẽ thì dân chủ kiểu Mỹ là một thảm họa.

Iraq trước và sau dân chủ kiểu Mỹ

Hãy nhìn vào Iraq trước và sau dân chủ. Dân chủ đã tàn phá đất nước này. Hãy nhìn vào Lybia, dân chủ đã gây chia rẽ không sao hàn gắn được, kinh tế thì kiệt quệ, phe phái thì đấu đá, tham nhũng tràn lan. Ngoài ra, nếu có sự tác động từ bên ngoài, ở đây là Mỹ, thì chắc chắn đất nước đó sẽ tan nát.

Những người đấu tranh dân chủ chỉ biết 1 nửa sự thật

Những người đấu tranh cho dân chủ chỉ biết “nhìn một mặt của vấn đề”. “Một nửa của sự thật, thì, không phải là sự thật”. Vậy mặt sau của nó là gì?

Không cần phải lý luận hay phân tích, hãy nhìn vào thực tế, các nước trung đông là ví dụ. Các nước châu phi là ví dụ nữa. Lật đổ chế độ mà người Mỹ cho là độc tài để dựng lên chế độ dân chủ, kết cục là gì? Tan nát đất nước, chia rẽ đất nước, tàn phá đất nước đến mức độ rất khó phục hồi hay hàn gắn.

Bài học Syria, Iraq, Afghanistan, Lybia vẫn còn đó!

Đó là dân chủ kiểu phương tây? Nhiều nước châu Á dân chủ nhưng đời sống thì sao? Họ đâu có sung sướng, vẫn cơ cực đấy thôi.

Cuộc sống dân chủ có sướng không

Có bao giờ bạn so sánh, cuộc sống của người Việt ở Việt Nam và người Việt ở Mỹ, một nơi được cho là thiên đường, nơi nào thoải mái và hạnh phúc hơn? Hãy trả lời một cách thật lòng!

Ừ, bạn có thể nói, Mỹ không sung sướng, không thiên đường sao nhiều người muốn đến Mỹ sống?

Câu trả lời là, con người mà, thấy nhà lầu xe hơi, thấy nhiều tòa nhà cao tầng, thấy hạ tầng phát triển thế là họ thích. Nhưng khi sống mới cảm nhận sự khắc nghiệt của nó.

Sự khắc nghiệt đến nghiệt ngã trái với cái hào nhoáng bên ngoài, trái với những gì trên phim ảnh, trái với những gì quảng cáo.

Chính phủ Mỹ có thể giàu, nhưng người Mỹ chưa chắc giàu. Làm sao không giàu được, khi nền kinh tế của họ vận hành dựa trên vòng quay tiền càng nhanh càng tốt. Một cái Iphone xài 1 năm thôi, hãy vứt đi, mua cái mới. Thế là 1 vòng quay tiền mới. Còn người Việt thì xài cả đời. Đó là sự khác biệt.

Người sản xuất tiếp tục sản xuất, người mua tiếp tục mua. Đó là vòng quay tiền. Bạn nghĩ gì, nếu 1 cái Iphone sử dụng 10 năm, chắc hãng Apple sẽ phá sản?

Nhưng như vậy thì sao, cái gì cũng có cái giá của nó. Bởi vì tài nguyên là hữu hạn. Nguyên liệu sản xuất đến từ tài nguyên. “Quay” kiểu đó thì làm sao tài nguyên chịu cho thấu!

Để tiêu dùng liên tục, vòng quay tiền liên tục, thì, xã hội Mỹ áp dụng chế độ nợ. Họ đánh giá con người qua hệ số tín dụng. Nghĩa là phải đi vay thì mới được, không đi vay thì làm việc gì cũng khó. Mà vay đồng nghĩa với gánh nặng trên lưng.

Nói theo ngôn ngữ bình thường, bạn phải cày, cày để trả nợ. Đó là cách thúc đẩy, mọi người phải cày liên tục, làm việc liên tục, ngừng lại là có thể ra đường ở. Guồng máy xã hội của họ vận hành như vậy.

Tại sao chính phủ Mỹ giàu, bởi vì, cái gì họ cũng đánh thuế, thuế tài sản khi mua xe, thuế trường học, thuế môi trường, thuế thu nhập cá nhân, thuế bất động sản. Nhưng loại thuế này không phải đóng 1 lần, mà đóng hàng năm. Bạn mua 1 căn nhà, 1 chiếc xe, hàng năm bạn phải đóng thuế tài sản, tỷ lệ không hề thấp chút nào. Giá xe của họ rẻ, nhưng thuế cao và đóng hàng năm. Việt Nam giá xe cao, nhưng lại không đóng thuế tài sản (ở đây là xe).

Cuộc sống của người Việt hôm nay thì sao? Đơn giản thôi, người Mỹ thất nghiệp 3 tháng có thể ra đường ở, còn người Việt 3 năm chắc không sao! Trái lại, sáng nào họ cũng có cà phê uống, chiều có thể cùng bạn bè làm vài ly rượu.

Ừ, có thể bạn nghĩ, đó là không phát triển, đó là thua kém. Vậy phát triển để làm gì khi sống trong mệt mỏi, sống trong áp lực. Sống vậy có hạnh phúc không? Đó là sự khác biệt.

Việt Nam không đánh thuế kiểu Mỹ, không chọn con đường kiểu Mỹ. Đó là lý do cuộc sống của người Việt ở Việt Nam hạnh phúc hơn người Việt ở Mỹ. Đó chính là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bạn có thể dán nhãn cho tôi là Cộng sản. Nhưng không, tôi không phải là Đảng viên Cộng Sản.


Vậy bạn còn đấu tranh cho dân chủ, cho sự tiến bộ nữa không? Đấu tranh để xã hội tốt hơn hay là cổ vũ cho dân chủ kiểu Mỹ để tàn phá đất nước này?


Trên thực tế, càng dân chủ bao nhiêu thì càng chia rẽ và tan nát bấy nhiêu. Ngay cả nước Mỹ cũng vậy, họ dân chủ, họ có pháp luật, pháp luật đến mức nghiệt ngã, nhưng chưa đủ. Họ phải dùng đến thượng đế và tôn giáo công dân để gắn kết xã hội.

Nước Nga càng dân chủ kiểu phương tây chắc chắn nó sẽ bị tan rã thành nhiều nước cộng hòa nhỏ. Bài học liên bang Nam Tư vẫn còn đó, cách mạng màu đã xé nát Nam Tư thành nhiều quốc gia nhỏ.

Trung Quốc càng dân chủ kiểu phương tây thì dễ dàng bị tan rã. Người Mỹ không bao giờ để cho họ được yên.

Vậy, bạn còn muốn đấu tranh dân chủ và nhân quyền kiểu phương tây để chia rẽ đất nước Việt Nam?

Hay là bạn đấu tranh dân chủ chỉ với lòng thù hận, với những gì mà người Mỹ đã đưa vào trong đầu của bạn. Đôi khi bạn cho đó là hay, bởi vì, bạn chưa nhận biết đầy đủ hậu quả của nó.

Bạn phải có lý trí để suy nghĩ cái gì là phù hợp, cái gì là không? Một lý thuyết, một triết lý dù có đẹp đến mức độ nào đi nữa, có thể trở thành lý tưởng trên thực tế. Dân chủ kiểu phương tây là một lý thuyết đẹp, nhưng nó không phù hợp cho người phương đông.


Từ khóa: Dân chủ cho Việt Nam, đấu tranh dân chủ, dân chủ kiểu Mỹ, lá bài nhân quyền, cuộc sống Mỹ, đời sống Việt Nam, văn hóa Mỹ, văn hóa Việt Nam, cách mạng màu, lịch sử cách mạng màu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang