Cách Trung Quốc Xây Dựng Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế?

Chính sách công của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến chính họ, mà còn ảnh hưởng trên toàn cầu

Tập Cận Bình. Ảnh The Conversation

Có một cấu trúc cố định được áp dụng, với những thời điểm quan trọng, khi Trung Quốc lập kế hoạch cho nền kinh tế và chính trị của mình – và thực tế là của thế giới.

Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về một số sự kiện định kỳ quan trọng nhất trong lịch ra quyết định của Trung Quốc.

“2 kỳ họp”

Cơ quan lập pháp (Quốc hội) của Trung Quốc (khoảng 3.000 đại biểu) họp 2 tuần vào tháng 3 hàng năm tại “2 kỳ họp”. “2 kỳ họp” thường đưa ra định hướng chính sách của Trung Quốc.

Lý do gọi “2 kỳ họp” là do: Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC, Quốc hội) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC, tương tự như Mặt trận tổ quốc) đều tổ chức các cuộc họp thường niên riêng biệt nhưng đồng thời (ghi chú của người biên tập).

Ví dụ, sau sự kiện năm 2019, tôi đã viết về việc “2 kỳ họp”, đã bộc lộ mong muốn của Trung Quốc trong việc nâng cao trình độ đổi mới như thế nào.

Điều này liên quan đến việc đầu tư lớn vào năng lực nghiên cứu và phát triển, tập trung vào hiện đại hóa các ngành công nghiệp truyền thống, thông qua nền tảng internet và trở thành công ty quốc tế lớn về trí tuệ nhân tạo (AI).

Năm 2023, thời điểm nổi bật của “2 kỳ họp” là tuyên bố chính thức về nhiệm kỳ thứ 3 của chủ tịch Tập Cận Bình trên cương vị tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc.

Đó là một thời khắc lịch sử, nhưng hoàn toàn được mong đợi, vì động thái này đã được thống nhất tại đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 năm 2022.

Chính sách hiện tại của Trung Quốc tập trung đầu tư vào công nghệ và sự cạnh tranh để giành được ‘độc lập vi mạch – chất bản dẫn’, đã được ‘ám chỉ’ trong “2 kỳ họp”.

Các buổi ‘học’ của Bộ chính trị

“Bộ chính trị” là tên được đặt cho cấp cao nhất trong “Ban chấp hành trung ương” của Đảng cộng sản Trung Quốc, và họp thường xuyên để quyết định các công việc tương đối ngắn hạn, hàng ngày.

7 thành viên cấp cao nhất của Bộ chính trị cũng tổ chức các cuộc họp hàng tháng được gọi là “các buổi học”, nơi họ học hỏi từ các chuyên gia về các chủ đề được coi là có tầm quan trọng chiến lược.

Sau đó, các nhà lãnh đạo công khai phác thảo các ưu tiên chính sách liên quan. Ví dụ, sau nhiều năm nghiên cứu các công nghệ mới, để thúc đẩy chính sách công nghiệp và khuyến khích đầu tư, trong một buổi ‘học’ của Bộ chính trị năm 2018, trọng tâm đã chuyển sang phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).

Điều này dẫn đến sự gia tăng rõ rệt về đầu tư của chính phủ và sự bùng nổ của các công ty như Sensetime, Hikvision và Dahua.

Hội nghị (phiên họp) toàn thể

Một đặc điểm quan trọng khác của chính trị Trung Quốc là “các phiên họp toàn thể”, diễn ra sau Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc.

7 phiên họp toàn thể, với sự tham dự của vài trăm quan chức cấp cao của Đảng, được triệu tập trong khoảng thời gian 5 năm, giữa mỗi kỳ đại hội Đảng và được thiết kế để thiết lập một tầm nhìn thống nhất cho Trung Quốc.

Tại một trong những phiên họp toàn thể năm 2020, sự bất bình đẳng trong giáo dục đã được giải quyết.

Cuối năm đó, một kế hoạch được đề xuất về cơ bản: Cấm dạy thêm ‘tư nhân’ sau giờ học.

Điều này gây ra hậu quả toàn cầu, vì gần như chỉ sau một đêm, ngành công nghiệp giáo dục online, trị giá ước tính khoảng 150 tỷ USD và liên quan đến nhiều công ty công nghệ cung cấp phần mềm dạy kèm cho hàng triệu trẻ em Trung Quốc, đã bị xóa sổ.

Điều đặc biệt quan tâm là phiên họp toàn thể lần thứ 3, thường giới thiệu các mục tiêu kinh tế và chính trị của ban lãnh đạo mới.

Có lẽ phiên họp toàn thể lần thứ 3 đáng chú ý nhất, diễn ra vào năm 1993, khởi động quá trình chuyển đổi thành công của Trung Quốc sang nền kinh tế thị trường.

Phiên họp toàn thể lần thứ 3 năm 2018 đã tạo tiền đề cho các biện pháp tăng cường an ninh mạng. Tại phiên họp toàn thể lần thứ 3 vào năm 2022, biện pháp an ninh mạng tiếp tục được nhấn mạnh, và một lần nữa vào tháng 4 năm 2023.

Sau mỗi phiên họp toàn thể, một số chỉ đạo nhất định (thường được xây dựng bằng những thuật ngữ có tính định hướng chung) sẽ được chuyển đến các Bộ khác nhau của chính phủ. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, một ‘ủy ban’ quan trọng sẽ bước vào giai đoạn này.

Ủy ban tài chính và kinh tế trung ương

Điều này dẫn đến việc thiết kế các chỉ thị chính sách, trước khi chúng được thực hiện dưới dạng chính sách. Ủy ban do chủ tịch Tập làm chủ tịch và họp 2 hoặc 3 lần một năm, đại diện cho mức độ thảo luận cao nhất về các vấn đề kinh tế.

Ví dụ, vào tháng 4 năm 2022, Ủy ban đã kêu gọi đầu tư mạnh mẽ hơn vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy nền kinh tế. Các dự án trọng điểm bao gồm sản xuất năng lượng mới, hệ thống nước mới và các dự án giao thông quy mô lớn.

Tất cả những điều này dự kiến ​​sẽ xảy ra dưới thời Tập Cận Bình, khi ông hướng tới nhiều năm lãnh đạo Trung Quốc nữa. Nhưng thách thức của ông Tập thật sự rất nhiều.

Một nền kinh tế trưởng thành sau nhiều thập kỷ tăng trưởng cao sẽ gây ra xung đột, cũng như vai trò ngày càng thống trị và rõ ràng của Trung Quốc trên thế giới.

Cách chủ tịch Tập giải quyết những vấn đề này, trong các cuộc họp ra quyết định khác nhau, trong các giai đoạn trong Đảng sẽ được các chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp và người dân trên toàn thế giới quan sát cẩn thận.

Mark Greeven, giáo sư về đổi mới và chiến lược, Viện phát triển quản lý quốc tế (IMD)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang