Cách Putin Phá Bỏ Sự Thống Trị Của Mỹ Và NATO

Xung đột Nga – Ukraina đã khởi đầu cho một trật tự thế giới mới, mang tên “BRICS cộng” hay “BRICS +”. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991. Mỹ và đồng minh phương tây trở thành “người chơi

Tổng thống Putin - Ảnh: TASS

Xung đột Nga – Ukraina đã khởi đầu cho một trật tự thế giới mới, mang tên “BRICS cộng” hay “BRICS +”. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991. Mỹ và đồng minh phương tây trở thành “người chơi chính” trên thế giới cả về chính trị, tài chính, truyền thông, thương mại và quân sự.

Nhưng, 24 tháng 02 năm 2022, ngày Tổng thống Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina đã chấm hết thế đơn cực thống trị của Mỹ. Chúng ta hãy nhìn vào trật tự thế giới từ 1991 đến nay. Mỹ và đồng minh phương tây sử dụng những công cụ nào để thống trị thế giới.

Mỹ và đồng minh phương tây kiểm soát thế giới bằng các công cụ:

IMF – Quỹ tiền tệ quốc tế: Đóng vai trò như một ngân hàng quốc tế. Cấp vốn ngắn hạn và đầu tư dài hạn cho toàn bộ các nước trên thế giới. Trong đó, đồng đô la – USD và đồng EURO của đồng minh phương tây là thống trị toàn cầu. Với IMF trong tay, Mỹ hoàn toàn có thể thực hiện các chính sách tiền tệ toàn cầu, hoặc cho vay đối với các quốc gia vỡ nợ. Tất nhiên là cho vay sẽ kèm với một vài điều khoản nào đó. Những điều khoản đó sẽ liên quan đến kinh tế hoặc chính trị.

WB – Ngân hàng thế giới: Mặc dù tên là ngân hàng, nhưng thực chất hoạt động của nó đóng vai trò như Bộ tài chính quốc tế. WB có thể tác động đến các dân tộc khác thông qua hoạt động cho vay. Để khoản vay được diễn ra, người đi vay phải đồng ý với họ về một vài điều khoản nào đó trong hợp đồng. Thực tế, WB là công cụ ảnh hưởng đến xã hội, giáo dục, kinh tế và văn hóa của Mỹ.

WTO – Tổ chức thương mại thế giới: Thúc đẩy tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ.

NATO – Tổ chức quân sự Bắc đại tây dương: Trước đây, nó là một đối trọng với khối quân sự Warszawa của Liên Xô. Nhưng sau khi Liên Xô tan rã, NATO trở thành lực lượng quân sự quốc tế – Có thể nói, nó đóng vai trò như Bộ quốc phòng quốc tế của Mỹ.

USD – Tiền tệ quốc tế: Năm 1944, Hoa Kỳ triệu tập 44 nước trên thế giới họp lại để chọn đồng USD như là tiền tệ quốc tế – Hội nghị Bretton Woods. Tại thời điểm đó, hầu hết các nước trên thế giới bị kiệt quệ vì chiến tranh thế giới thứ 2.

Chỉ có Hoa Kỳ được hưởng lợi nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa phục vụ chiến tranh. Hoa Kỳ đã thuyết phục các nước gắn đồng nội tệ của họ vào đồng đô la. Còn đô la được cố định ở mức 35 đô la đổi 1 ounce vàng. Các nước có thể dùng nội tệ của mình (thông qua đô la) để đổi ra vàng bất kỳ lúc nào.

Sau 1991, với sự tan rã của Liên Xô, đồng đô la trở thành tiền tệ quốc tế cho dữ trữ và thanh toán quốc tế.

SWIFT: Hệ thống trao đổi thông tin tài chính. Như là một nền tảng để liên lạc trong các hoạt động thanh toán quốc tế. Nó thuộc về Mỹ và đồng minh phương tây (châu Âu).

NGO – Tổ chức phi chính phủ: Đóng vai trò như Bộ văn hóa xã hội của Mỹ và phương tây. Mỹ và đồng minh phương tây tài trợ tiền thông qua các “Tổ chức phi chính phủ” để gây ảnh hưởng và can thiệp đến văn hóa – xã hội các dân tộc khác một cách phi chính thức.

Với 6 trụ cột chính thức và 1 trụ cột phi chính thức, điều này đã giúp Mỹ và đồng minh thống trị toàn cầu cả về quân sự, kinh tế, tài chính, thương mại và văn hóa xã hội. Nắm những yếu tố đó trong tay, chắc chắn, Mỹ có thể can thiệp chính trị đến các nước khác.

Hai lá bài Mỹ thường sử dụng để gây ảnh hưởng đến thế giới là quân sự thông qua NATO và cấm vận bằng công cụ kinh tế là USD. Từ 1991, Mỹ và NATO đã liên tục thực hiện nhiều cuộc chiến tranh lật đổ các chế độ trên khắp thế giới, làm tan nhà nát cửa, làm chết không biết bao nhiêu sinh mạng con người!

Rõ ràng, với 7 trụ cột đó, Mỹ và đồng minh có thể can thiệp hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào họ muốn. Tất nhiên là những quốc gia đang và kém phát triển, thậm chí là đối đầu với các cường quốc khác. Đối với những quốc gia mạnh về kinh tế như Hàn Quốc, Nhật Bản và liên minh châu Âu, Mỹ thường sử dụng biện pháp bảo vệ quân sự và các tổ chức phi chính phủ. Tất nhiên, không phải ai cũng tự nhiên là giàu, Hàn Quốc trở nên giàu có một phần nhờ vào chiến tranh Việt Nam. Họ từng là lính đánh thuê cho Mỹ.

Người Mỹ đã chia cắt Nam Hàn và Bắc Hàn (Triều Tiên), gây ra sự căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ở châu Âu, họ tạo sự thù địch giữa Nga với các nước đông Âu. Khi đó, vai trò quân sự của Hoa Kỳ rất có giá trị, ít nhất là về mặt đảm bảo an ninh.

Putin với xung đột Nga – Ukraina

Có thể nói, chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina của Putin đã khởi đầu cho việc hình thành một thế giới đa cực. Một đối trọng đang hình thành để phá bỏ thế đơn cực của Mỹ chính là khối BRICS và MINTs.

Trong tương lai, các nước MINTs như Mexico, Indonesia, Nigeria, Turkey sẽ tham gia vào BRICS. Quá trình mở rộng các nước trên thế giới sẽ tiếp tục. Nó là một đối trọng “đáng gờm” thách thức sự thống trị của Hoa Kỳ và phương tây.

Với lệnh cấm vận khắc nghiệt và cô lập kinh tế Nga của Mỹ và đồng minh đã tác động toàn diện đến kinh tế toàn cầu. Nga là nhà cung cấp dầu mỏ, khí đốt, lương thực, kim loại, vũ khí, than đá và phân bón hàng đầu thế giới. Chỉ những điều đó thôi, giá cả sẽ tăng lên, lạm phát là không thể tránh khỏi.

Hơn nữa, lệnh cấm vận tập thể bầy đàn đã đặt dấu chấm hết cho luật pháp quốc tế và thương mại tự do. Kỷ nguyên toàn cầu hóa, có thể nói, đã bị ảnh hưởng nặng nề. Chủ nghĩa bảo hộ đang từng bước lên ngôi hoặc ít nhất là các nước sẽ phải tự cường để thoát khỏi sự phụ thuộc bên vào ngoài.

Những hành động thù địch người Nga về cả văn hóa thể thao đã chấm hết cho sự tuyên truyền về tự do, đạo đức và nhân quyền của Mỹ và đồng minh.

BRICS một đối trọng của Mỹ và phương tây

Thuật ngữ BRIC được đặt tên bởi nhà kinh tế Jim O’Neill. Theo dự đoán của Jim O’Neill, các quốc gia Brasil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ trở thành một đối trọng về thương mại toàn cầu so với các nước phát triển thuộc nhóm G7 (G8-1, đã loại Nga).

Có thể nói, 4 quốc gia trên đã “góp” chữ cái đầu tiên của mình để hình thành BRIC. Năm 2010, có thêm Nam Phi gia nhập, kể từ đó, BRIC trở thành BRICS.

Hội nghị BRICS lần thứ 14 năm 2022 được tổ chức tại Trung Quốc theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của 13 quốc gia.

Tuyên bố của hội nghị lần này là:

(1) Khả năng mở rộng các thành viên tham gia.

(2) Xây dựng đồng tiền dự trữ quốc tế thay thế USD trong tương lai, tích hợp hệ thống thanh toán SPFS của Nga và UnionPay của Trung Quốc với các nước trong “khối” để từng bước thay thế SWIFT.

(3) Tích cực trao đổi thương mại hàng hóa trong “khối”. Vì vậy, việc cấm xuất khẩu hàng hóa sang Nga, Moscow có thể dễ dàng thay thế từ hàng hóa của Ấn Độ và Trung Quốc. Các quốc gia BRICS sẽ từng bước thay thế thương hiệu phương tây.

Trước đó vài năm, ngày 21 tháng 07 năm 2015, khối BRICS đã thành lập ngân hàng phát triển mới – Ngân hàng BRICS. Cùng với ngân hàng đầu tư phát triển hạ tầng châu Á – AIIB, hai hệ thống ngân hàng này sẽ là đối trọng đáng gờm với Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Với sự hình thành ngân hàng BRICS và AIIB, hai định chế này có thể thách thức vài trò của IMF và WB. SWIFT cũng được thay thế bởi SPFS của Nga và UnionPay của Trung Quốc. Có thể nói rằng, các vấn đề tài chính đã được giải quyết.

Về thương mại. Trật tự thương mại mới đã thay đổi. WTO sẽ không còn quan trọng nữa. Chính Mỹ và phương tây đã tự định ra luật chơi và tự thay đổi luật chơi theo hướng có lợi cho họ.

Về quân sự. Nga là cường quốc quân sự số 1 thế giới về vũ khí hạt nhân và tiềm lực quân sự. Trung Quốc và Ấn Độ cũng sở hữu vũ khí hạt nhân. 3 quốc gia này là các cường quốc về quân sự và vũ khí hạt nhân là đối trọng sòng phẳng với NATO.

Về tiềm lực kinh tế. Tính theo sức mua tương đương, Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ về GDP là đầu tàu dẫn dắt khối BRICS. Châu Á là khu vực sản xuất và tiêu dùng của thế giới.

Dòng chảy thương mại Á Âu là nền tảng phát triển của thế kỷ 21. Như vậy, BIRCS hoàn toàn có thể phá bỏ thế đơn cực về kinh tế của Mỹ và đồng minh phương tây.

Về tài nguyên. Nga là nước sở hữu tài nguyên số 1 thế giới. Trung Quốc và Ấn Độ là cường quốc công nghệ. Sự kết hợp này sẽ làm cho Mỹ và đồng minh không còn độc tôn trên thế giới nữa. Dân số của Trung Quốc và Ấn Độ, mỗi nước hơn 1 tỷ dân là thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới. Bất cứ nước nào cũng muốn thâm nhập vào.

Về xã hội và văn hóa. Các nước BRICS+ trong quá khứ đều bị thực dân phương tây áp bức hoặc cai trị. Dù muốn hay không, trong tâm thức họ vẫn còn “một chút căn phẫm” hoặc “không thích” đối với kẻ đã từng cai trị mình.

Bề ngoài, vì lợi ích kinh tế, họ có thể xóa bỏ để hướng tới sự phát triển hòa bình và thịnh vượng. Nhưng bên trong, họ vẫn “căm hờn” Mỹ và phương tây. Nga và Trung Quốc đều cảnh giác với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội từ Mỹ và phương tây. Vì vậy, khả năng Mỹ và đồng minh dùng các tổ chức phi chính phủ để ảnh hướng đến các nước BRICS sẽ khó khăn.

Có thể nói một cách khách quan rằng, đã từ lâu, các nước trên thế giới từ châu Á, trung đông, châu Mỹ cho đến châu Phi đều “hận” Mỹ và phương tây. Nhưng bởi vì, thế giới đã bị họ kiểm soát, nên các nước trên thế giới đành phải chấp nhận sự thống trị và ảnh hưởng của họ.

Tuy nhiên, lệnh cấm vận điên cuồng đối với Nga đã đặt dấu chấm hết cho sự thống trị đơn cực của Mỹ và đồng minh.

Tóm lại, một thế giới đa cực, đa trung tâm đã bắt đầu hình thành.

Người có công lớn nhất phá bỏ sự thống trị thế giới chính là tổng thống liên bang Nga, Putin. Hiện tại, châu Âu đang phụ thuộc 40% vào khí đốt của Nga. Thiếu khí đốt từ Nga, nền công nghiệp và cuộc sống của người châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Putin đã chơi một ván cờ cực kỳ điêu luyện. Trong nhiều năm, ông ấy đã nhẫn nhịn để tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào Nga trong lĩnh vực khí đốt.

Đó là lý do, các đầu tàu châu Âu là Pháp, Đức và Ý không muốn viện trợ vũ khí cho Ukraina. Họ muốn sớm kết thúc chiến tranh. Trong khi người Mỹ và người Anh – tức là người Anglo-Saxon thì không muốn.

Sự chia rẽ của châu Âu đang bắt đầu

Thế giới đơn cực sẽ không còn nữa. Đó là một điều tốt đẹp cho thế giới. Mỹ và NATO sẽ không còn có thể dùng sức mạnh quân sự để tấn công hoặc áp bức các dân tộc khác.

Công lao lớn nhất thuộc về Putin.


Từ khóa: Chiến sự Nga – Ukraina mới nhất, xung đột Nga – Ukraina, Tổng thống Putin, Tổng thống Zelensky, đối đầu Nga – NATO, Chiến tranh thế giới thứ 1, chiến tranh thế giới thứ 2, chiến tranh, Khối BRICS, xung đột Nga – Mỹ, đối đầu Nga – Mỹ, cách mạng màu, cách mạng Maidan 2014, tiểu đoàn Azov, phát xít Ukraina là ai, phát xít Đức, trật tự thế giới mới, sự thống trị của Mỹ và phương tây, bầu cử Mỹ, đảng phái Mỹ, G7, G20.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang