Bạn hãy thử động não, tại sao người Mỹ thực hiện cách mạng màu hay truyền bá dân chủ. Họ vì lợi ích của đất nước đó không? Câu trả lời sẽ là không?
Chắc chắn rằng, không thể ngay tức khắc, Mỹ có thể thực hiện cách mạng màu được. Họ phải đầu tư, đầu tư dài hạn.
Cách mạng màu trên thực tế xuất hiện sau 1945, tức là sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. Tại thời điểm này, “cách mạng màu” chưa có tên gọi chính thức là “cách mạng màu”.
Như bạn đã biết, sau chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới đã hình thành 2 khối đối lập nhau. Một bên là chủ nghĩa tư bản do Mỹ thống trị – một bên khác là chủ nghĩa xã hội do Nga (Xô Viết) dẫn dắt.
Do thắng lợi trong chiến tranh thế giới thứ 2, Nga (Xô Viết) đã kiểm soát nhiều nước thuộc phe phát xít, chẳng hạn Hungary, Ba Lan, đông Đức (tây Đức do Mỹ kiểm soát). Những nước do Nga (Xô Viết) kiểm soát thì đi theo con đường chủ nghĩa xã hội với sự lãnh đạo của “Đảng công nhân”.
Người Mỹ mặc dù đã phân chia lại thế giới, nhưng lo sợ chủ nghĩa xã hội phát triển tại nhiều nước, nên đã tìm cách gây bất ổn chính trị nội bộ thông qua các hoạt động “cách mạng màu” – khái niệm này chưa hình thành tại thời điểm đó.
Một lý do quan trọng nữa của cách mạng màu diễn ra tại nhiều nước trên thế giới là bất ổn về kinh tế. Khi đó, chỉ cần một sự kích động từ bên ngoài lập tức biểu tình sẽ xảy ra.
Chẳng hạn, năm 1956, CIA đã thực hiện cách mạng màu tại Hungary, kết quả là thất bại. Đến năm 1968, Mỹ tiếp tục thực hiện cách mạng màu tại Tiệp Khắc, kết quả cũng thất bại.
Năm 1980, Mỹ gây ra sự bất ổn tại Ba Lan. Các cuộc biểu tình hỗn loạn diễn ra với quy mô lớn. Sau biểu tình, phong trào công nhân đoàn kết hình thành. Tổ chức này trên thực tế là tổ chức chính trị đối lập với Đảng công nhân thống nhất Ba Lan. Đến năm 1989, lực lượng này chiến thắng trong bầu cử quốc hội. Và năm 1990, một thành viên của phong trào công nhân đoàn kết trở thành tổng thống. Ba Lan hiện tại là một thành viên NATO và rất căm thù người Nga.
Cuối thập niên 80, khối xã hội chủ nghĩa tan rã. Điều này đồng nghĩa chiến tranh lạnh giữa 2 phe đã kết thúc. Thế giới chuyển sang tình trạng đơn cực với sự thống trị tuyệt đối của Mỹ và đồng minh phương tây.
Cách mạng màu chính thức có tên gọi
Mặc dù là thế giới đơn cực dưới sự dẫn dắt của Mỹ, nhưng còn nhiều nước được cho là độc tài không chịu sự thống trị của họ. Chẳng hạn Iran, Iraq, Afghanistan, Syria, Lybia, Nga, Trung Quốc, Venezuela, Cuba và nhiều nước khác.
Đó là lý do, cách mạng màu chuyển sang giai đoạn mới, cách mạng màu hậu chiến tranh lạnh. Mục tiêu của cách mạng màu hậu chiến tranh lạnh là gây xung đột xã hội bên trong và lật đổ chế độ không phục tùng Mỹ.
Nước Mỹ rất thích tạo xung đột và chiến tranh
Bởi vì, xung đột gia tăng quyền lực và mang lại lợi ích cho người Mỹ. Điều dễ thấy nhất là bán vũ khí. Bất kỳ một sản phẩm nào cũng có thời hạn, vũ khí cũng vậy. Khi gần hết hạn, các nhà sản xuất vũ khí tư nhân của Mỹ sẽ không muốn tiêu hủy nó.
Thứ 1 là chi phí tiêu hủy lớn. Thứ 2 là chi phí sản xuất, đã bỏ tiền ra sản xuất, chẳng lẽ bây giờ tiêu hủy? Đó là lý do, họ phải tạo xung đột trên khắp thế giới. Chiến tranh là cách tiêu hủy vũ khí và bán vũ khí một cách hợp pháp. Các doanh nghiệp quốc phòng tư nhân mới có thể bán vũ khí cho chính phủ Mỹ.
Có thể nói, các nhà sản xuất vũ khí ở Mỹ là một lực lượng chính trị hùng mạnh. Bạn có thể thấy, ngay cả việc kiểm soát súng, biết bao đời tổng thống muốn làm nhưng lực bất tòng tâm.
Điều này đủ hiểu, quyền lực chính trị của họ mạnh đến mức nào. Đơn giản thôi, các nhà sản xuất súng sẽ đầu tư vào các nghị sĩ quốc hội. Có nghị sĩ nào chê tiền không? Chắc là không. Bạn đừng ngây thơ họ vì quyền lợi của cử tri – người bầu ra mình.
Có nghị sĩ nào muốn mất ghế không? Chắc là không? Không có tiền tài trợ làm sao có thể ra tranh cử?
Lịch sử tên gọi cách mạng màu
Tên gọi cách mạng màu có nguồn gốc từ phong trào biểu tình lật đổ tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos, năm 1986.
Do những người biểu tình mang dây ribbon (ruy băng) có màu vàng, nên nó còn được gọi là cách mạng vàng. Cụm từ cách mạng màu được truyền thông phương tây sử dụng phổ biến từ năm 2004.
Kịch bản chuẩn bị cho cách mạng màu
Bất kỳ điều gì cũng phải chuẩn bị trước khi thực hiện. Chỉ cần một ngòi nổ kích hoạt, lập tức bom sẽ phát nổ. Cách mạng màu là một khoản đầu tư chính trị của Mỹ.
Đầu tư thì phải bỏ tiền ra. Nước Mỹ giàu, nên họ sẽ không tiếc tiền đầu tư. Đặc biệt lợi ích thu được rất lớn. Đầu tư chính trị thì lợi nhuận sẽ lớn. Ở Trung Hoa xưa có tay Lã Bất Vi là một bậc lão luyện trong đầu tư chính trị. Dâng người yêu đang mang thai với mình cho nhà vua.
Mỹ cũng như vậy, chẳng hạn, họ đã đầu tư vào tổng thống “hụt” của Venezuela, Juan Guaido. Tiếc là khoản đầu tư này của họ đã thất bại. Trong quá khứ, Mỹ cũng đầu tư vào các phong trào tại trung đông như Al-Qaeda, Taliban, nhưng sau đó các tổ chức này chống lại Mỹ.
Để xâm nhập vào xã hội khác, vào dân tộc khác, bên cạnh truyền thông, cách tốt nhất là thông qua hoạt động thiện nguyện, tài trợ các dự án phi lợi nhuận và cấp học bổng giáo dục.
Đó là lý do tại sao, Mỹ và phương tây không tiếc tiền đầu tư tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ (NGO), các chương trình phát triển quốc tế. Nói vậy, không có nghĩa là các nước khác nên từ chối nó. Cho thì nhận nhưng phải cẩn thận.
Cách tư duy của Mỹ và phương tây là dựa trên lợi ích. Bạn có nghĩ là họ cho tiền các nước khác, xã hội khác, dân tộc khác một cách miễn phí?
Không thể có chuyện đó! Vâng, thật sự không có gì miễn phí.
Tại sao họ phải bỏ tiền ra để làm việc đó? Nhìn bên ngoài, nó đúng mang đến lợi ích dù nhiều hay ít cho người thụ hưởng số tiền, nhưng bên trong mới là vấn đề. Nhớ là, không có gì miễn phí cả, trừ bố mẹ của bạn.
Ngoài ra, phương tây kiểm soát truyền thông từ công nghệ mạng xã hội cho đến báo chí. Báo chí là đội quân thứ 4. Một lực lượng để tác động đến xã hội khác. Tâm con người là vậy, một tờ báo phương tây nói chẳng lẽ không tin.
Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo và vấn đề truyền đạo cũng ảnh hưởng đến xã hội khác. Đó là những yếu tố quan trọng của cách mạng màu.
Bạn có biết, người Mỹ đã đầu tư 5 tỷ đô la để thực hiện cách mạng Maidan 2014 lật đổ tổng thống Ukraina, Yanukovich. Đó là một khoản đầu tư rất hời.
Hãy xem họ hưởng lợi gì?
Rất đơn giản, điều đó sẽ dẫn đến “chiến tranh” với Nga. Rõ ràng, các đầu nậu vũ khí đã bán được vũ khí cho Ukraina thông qua chính phủ Mỹ.
Chắc bạn còn nhớ, Mỹ đã thông qua đạo luật cho vay mua vũ khí đối với Ukarina – mua chịu có trả lãi. Một phần họ viện trợ, còn phần lớn là cho vay mua – mua trả góp. Không hề miễn phí chút nào, bỏ ra vài tỷ đô thu lại vài chục tỷ đô. Đó là khoản lợi nhuận kết xù.
Các cuộc cách mạng màu trên thế giới
Cách mạng hoa hồng, năm 2003, Georgia
Cách mạng cam, năm 2004, Ukraina
Cách mạng tím, năm 2005, Iraq
Cách mạng hồng (Tulip), năm 2005, Kyrgyzstan
Cách mạng tùng, năm 2005, Lebanon
Cách mạng vãi, năm 2006, Belarus
Cách mạng nghệ tây, năm 2007, Myanma
Cách mạng dưa hấu, năm 2010, Kyrgyzstan
Cách mạng hoa nhài, năm 2010, Tunisia
Cách mạng sen, năm 2011, Ai Cập
Cách mạng tuyết, năm 2011, Nga
Cách mạng tím, năm 2018, Armenia
Cách mạng Pitita, năm 2019, Bolivia
Cách mạng thảo nguyên, năm 2022, Kazakhstan.
Từ khóa: Cách mạng màu, cách mạng cam, cách mạng tím, cách mạng nhung, xung đột thế giới, chiến tranh thế giới thứ 1, chiến tranh thế giới thứ 2, chiến tranh lạnh, chiến tranh lạnh 2.0. Xung đột Nga – Ukraina, chiến sự Nga – Ukraina, đội quân thứ 4, quyền lực thứ 4, tổ chức phi chính chủ – NGO, Liên Xô sụp đổ như thế nào? Vì sao Liên Xô sụp đổ, Lịch sử thế giới, Lịch sử chiến tranh, các cuộc xung đột trên thế giới. Đấu tranh dân chủ nhân quyền, dân chủ cuội, cách mạng trắng là gì, Hoàng Duy Hùng. Putin là ai, Putin. Nước Nga hiện nay. Lịch sử nước Nga. Lịch sử Mỹ.