Bạn chọn mục tiêu nào?
Trước khi chạy chiến dịch quảng cáo online với Google Ads, điều đầu tiên, bạn phải xác định mục tiêu của chiến dịch là gì?
Bạn chọn mục tiêu quảng cáo tìm kiếm, hiển thị, hay quảng cáo mua sắm?
Lời khuyên tốt nhất, trong chiến dịch quảng cáo tìm kiếm, đừng chọn thêm quảng cáo hiển thị. Chỉ chọn 1 mục tiêu cho 1 chiến dịch quảng cáo.
Bởi vì mục tiêu quảng cáo khác nhau, sẽ dẫn đến định dạng quảng cáo và ngân sách khác nhau. Tất nhiên, cách cài đặt chiến dịch cũng sẽ khác nhau.
Phân bổ ngân sách dựa vào hiệu quả của chiến dịch quảng cáo
Bạn có thể chạy nhiều chiến dịch quảng cáo với từng mục tiêu khác nhau cùng lúc, chẳng hạn chiến dịch tìm kiếm, chiến dịch hiển thị, chiến dịch mua sắm, nếu chiến dịch nào mang lại hiệu quả cao nhất, hãy tập trung ngân sách vào chiến dịch đó. Điều này còn tùy thuộc vào sản phẩm dịch vụ và ngân sách của bạn nữa.
Thậm chí, với cùng một mục tiêu, chẳng hạn mục tiêu là chiến dịch tìm kiếm, bạn có thể chạy nhiều chiến dịch với nhóm các từ khóa khác nhau, nếu nhóm từ khóa nào có hiệu quả, hãy tập trung ngân sách quảng cáo vào nhóm từ khóa đó.
Trong quảng cáo hiển thị cũng vậy, bạn có thể thiết kế nhiều hình ảnh quảng cáo, hình ảnh nào mang lại hiệu quả thì tập trung ngân sách quảng cáo vào đó.
Xác định đúng khách hàng và hiểu hành vi của họ
Một sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ tương ứng với 1 nhóm đối tượng khách hàng nào đó.
Chắc chắn rằng, bạn sẽ hiểu rõ về đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, cái mà mình đang kinh doanh. Hiểu khách hàng sẽ giúp bạn lựa chọn đúng đối tượng.
Chẳng hạn, sản phẩm “bỉm” cho em bé, đối tượng khách hàng là các bà mẹ mới sinh con hoặc đang nuôi con nhỏ.
Thông thường, các mẹ sẽ muốn con mình sử dụng những sản phẩm chất lượng và giá rẻ, hãy viết những từ khóa liên quan đến điều đó hoặc thiết kế những hình ảnh thể hiện điều đó.
Đối với sản phẩm là thực phẩm chức năng, hãy tìm hiểu về đối tượng mua hàng và sử dụng sản phẩm. Nhiều khi người mua hàng không phải là người sử dụng. Chẳng hạn, con có thể mua sản phẩm cho bố mẹ. Con là người mua, nhưng người sử dụng là bố mẹ.
Chọn vị trí địa lý quảng cáo cho phù hợp
Bạn muốn bán sản phẩm của mình toàn Việt Nam hay chỉ gói gọn trong một vài tỉnh thành hoặc địa phương với bán kính cụ thể.
Trong tỉnh thành, bạn muốn chọn vị trí khách hàng trong phạm vi bao nhiêu km từ trung tâm, chẳng hạn khoảng cách 20 km từ trung tâm. Bạn có thể thực hiện điều này khi thiết lập chiến dịch quảng cáo trong Google Ads.
Trong trường hợp, có người sống cách trung tâm 30 km, nhưng thường đến trung tâm thì Google Ads có phân phối quảng cáo đến họ hay không? Câu trả lời là Google rất thông minh, nó có thể xác định chính xác điều này và có thể phân phối quảng cáo đến họ và còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn khi thiết lập trong Google Ads.
Tần suất hiển thị quảng cáo
Tần suất hiển thị quảng cáo chỉ áp dụng đối với chiến dịch quảng cáo hiển thị, mua sắm (Goolge Shopping) và Video. Bạn có thể xác định mẫu quảng cáo sẽ hiển thị bao nhiêu lần đối với một người, chẳng hạn 3 lần.
Nếu tần suất hiển thị quá nhiều, có thể, bạn sẽ tiêu tốn nhiều tiền và ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch.
Nhắm mục tiêu theo chủ đề và nội dung liên quan: Cách tiếp cận khách hàng hiệu quả
Bạn muốn quảng cáo của mình phân phối trên những nội dung hoặc chủ đề nào? Chẳng hạn, quảng cáo sẽ hiển thị trên những nội dung về sức khỏe, du lịch, tài chính, nông nghiệp. Tất nhiên, nếu quảng cáo phân bón, chuyên mục nông nghiệp thường sẽ phù hợp hơn.
Nếu sản phẩm là thực phẩm chức năng, các chuyên mục như sức khỏe, tài chính, bất động sản cũng phù hợp. Nghĩa là, bạn có thể chọn nhiều chủ đề. Google Ads sẽ giúp bạn hiển thị mẫu quảng cáo trên các website với chuyên mục phù hợp hoặc các Video theo chủ đề bạn lựa chọn.
Bạn có thể lựa chọn hiển thị quảng cáo theo nội dung và chủ đề trong khi thiết lập chiến dịch quảng cáo hiển thị hoặc Video.
Đơn giản là hiệu quả
Đừng quá phức tạp hoặc khắt khe khi thiết lập các chiến dịch quảng cáo. Cụ thể là, đừng chạy quá nhiều chiến dịch cho 1 mục tiêu quảng cáo, chẳng hạn 20 chiến dịch cho 1 mục tiêu, chỉ cần một vài chiến dịch là đủ, từ 1 đến 5 là đủ. Hoặc, bạn chọn đối tượng quảng cáo quá thu hẹp. Đối tượng quá hẹp thì đối tượng tiếp cận có thể sẽ không nhiều.
Đặt giá thầu có tính khả thi
Đối với quảng cáo từ khóa, bạn có thể sử dụng Google Analytics để tìm hiểu về số lượt tiếp cận hoặc chi phí CPC – Chi phí phải trả cho 1 lần nhấp chuột.
Theo kinh nghiệm, mặc dù Google Ads rất thông minh, nhưng đừng phó mặc cho nó.
Thay vì lựa chọn chế độ đặt giá thầu tự động, bạn nên lựa chọn đặt giá thầu thủ công. Điều này cũng còn tùy, nếu đặt thủ công không hiệu quả, bạn có thể chuyển sang tự động. Nói chung là phải linh động và uyển chuyển.
Google Ads và Analytics sẽ cho bạn biết, giá thầu tối thiểu cho 1 từ khóa là bao nhiêu, bạn phải đặt trên giá đó. Ngoài ra, giá thầu còn phụ thuộc vào khung thời gian chạy chiến dịch quảng cáo, chẳng hạn, ban đêm hay ban ngày.
Cuối cùng, bất kỳ một chiến dịch quảng cáo nào, hãy cố gắng chạy thử nghiệm trước khi chạy chính thức. Bạn có thể sử dụng quy trình 3 bước để thực hiện cho chiến dịch quảng cáo online của mình.