Blaise Pascal Nói Gì Về Sự Tồn Tại Của Chúa?

Blaise Pascal cho rằng, tin vào sự tồn tại của chúa là một cuộc đánh cược. Tin vào Chúa cũng chả mất gì, theo Pascal!

Pascal. Ảnh Wildmind

Tác giả: David Hoinski

Trong ‘tông thư’ phát hành ngày 19 tháng 6 năm 2023, giáo hoàng Phanxicô (Francis) đã ca ngợi “bộ óc thông minh và ham học hỏi ” của triết gia người Pháp có ảnh hưởng trên thế giới Blaise Pascal, sinh ngày 19 tháng 6, năm 1623.

Pascal sống trong thời kỳ cách mạng khoa học thế kỷ 17, khi đó tiến bộ khoa học đang diễn ra nhanh chóng trên mọi lĩnh vực.

Những thành tựu quan trọng của Pascal bao gồm: Những chiếc máy tính toán đầu tiên, hệ thống giao thông công cộng đầu tiên trên thế giới, và nhiều mô hình toán học khác nhau, và nhiều thứ khác.

Trên thực tế, ảnh hưởng của Pascal trong thế giới hiện đại còn mở rộng đến mức, người viết tiểu sử James A. Connor đã viết: “Bạn không thể đi bộ 10 feet trong thế kỷ 21 mà không gặp phải điều gì đó, mà không có sự ảnh hưởng của Pascal, bằng cách này hay cách khác”.

Tôi là một chuyên gia về lịch sử triết học phương Tây. Điều khiến tôi quan tâm về Pascal, ông là một trong những người đầu tiên vật lộn với những tác động của khoa học hiện đại, đối với đức tin tôn giáo và sự tinh tế về mặt khoa học, đã không ngăn cản ông trở thành một tín đồ tôn giáo sùng đạo.

Tôn giáo trong thời đại khoa học

Pascal đã rất quen thuộc với những gì có thể và không thể biết được, thông qua phương pháp toán học, phương pháp thực nghiệm và lý trí.

Blaise Pascal - nhà toán học, vật lý học, nhà phát minh, nhà văn và triết gia người Pháp, 1623-1662. Khắc bởi Geille. Ảnh Getty Image qua The Conversation
Blaise Pascal – nhà toán học, vật lý học, nhà phát minh, nhà văn và triết gia người Pháp, 1623-1662. Khắc bởi Geille. Ảnh Getty Image qua The Conversation

Thông qua các nghiên cứu triết học của mình, Pascal nhận thấy rằng, có những giới hạn nghiêm ngặt, đối với những gì con người có thể biết.

Đối với Pascal, cả phương pháp khoa học lẫn lý trí nói chung, đều không thể dạy cho con người ý nghĩa của cuộc sống, hay cách sống đúng đắn.

Pascal cũng viết về cách con người cố gắng tránh nghĩ về tỷ lệ tử vong, mức độ thiếu hiểu biết và khả năng mắc sai lầm của họ.

Tuy nhiên, Pascal cũng tin rằng, không có gì quan trọng hơn để mọi người xem xét bản chất con người thực sự của họ. Theo lý luận này, nếu không hiểu chúng ta là ai, thì sẽ khó hiểu chúng ta phải sống như thế nào.

Theo quan điểm của Pascal, việc đạt được sự hiểu biết về bản thân là một giai đoạn cần thiết trên con đường nhận ra nhu cầu sống có niềm tin, và mục đích của một người ‘đạt được hay tin vào’ một điều gì đó vượt ra ngoài bản thân.

Tôn giáo của Pascal

Trên thực tế, Pascal lập luận rằng, niềm tin vào sự tồn tại của Chúa là điều cần thiết cho hạnh phúc của con người.

Với tất cả những ý tưởng và thành tựu của mình, có lẽ ngày nay, ông nổi tiếng nhất với Pascal’s Wager – một lập luận triết học cho rằng, con người nên đặt cược vào sự tồn tại của Chúa.

Nếu bạn thắng, bạn sẽ có mọi thứ. Nếu thua, bạn chẳng mất gì cả”, Pascal viết.

Nói cách khác, Pascal lập luận, mặc dù con người không thể biết chắc chắn, liệu Chúa có tồn tại hay không, nhưng thà chúng ta tin vào sự tồn tại của Chúa còn hơn là không tin.

Pascal coi Chúa Jesus là đấng trung gian, không thể thiếu giữa Thiên Chúa và loài người. Ông tin rằng Giáo hội công giáo là tôn giáo duy nhất dạy về bản chất con người, và do đó, đưa ra con đường duy nhất dẫn đến hạnh phúc.

Tuy nhiên, việc Pascal ưu tiên công giáo hơn bất kỳ tôn giáo nào khác, điều này đã đặt ra một câu hỏi khó.

Vì tại sao người ta lại đánh cược vào tôn giáo này, mà không phải tôn giáo khác?

Một số học giả, chẳng hạn như Richard Popkin, đã đi xa đến mức gọi những nỗ lực của Pascal nhằm làm mất uy tín của chủ nghĩa ngoại giáo, đạo Do Thái và đạo Hồi là “sự khoa trương”.

Bất kể niềm tin tôn giáo của một người là gì, Pascal dạy rằng, tất cả các cá nhân phải đưa ra lựa chọn giữa niềm tin vào một ‘thực thể’ nào đó, ngoài bản thân họ hoặc một cuộc sống không có niềm tin.

Nhưng cuộc sống không có niềm tin cũng là một sự lựa chọn, và theo quan điểm của Pascal, đó là một sự đánh cược tồi.

Con người phải đánh cược và cam kết với một thế giới quan, mà mỗi người sẵn sàng đánh cược cả mạng sống của mình.

Theo đó, đối với Pascal, con người không thể tránh khỏi hy vọng và sợ hãi: Hy vọng rằng, những vụ cá cược của họ sẽ thành công, nhưng lại sợ rằng chúng sẽ không thành công.

Thật vậy, mọi người đánh cược vô số lần hằng ngày – đi đến cửa hàng tạp hóa, lái ô tô, đi tàu, nhưng thường không nghĩ chúng có rủi ro.

Tuy nhiên, theo Pascal, cuộc sống con người nói chung, cũng có thể được xem như những cuộc đánh cược.

Những quyết định lớn của chúng ta đều có rủi ro: Ví dụ, khi chọn một khóa học và nghề nghiệp nhất định hoặc kết hôn với một người nào đó, mọi người đang đặt cược vào một cuộc sống trọn vẹn.

Theo quan điểm của Pascal, con người lựa chọn cách sống và điều gì để tin, mà không thực sự biết liệu niềm tin và quyết định của mình có đúng đắn hay không. Đơn giản là chúng ta không biết đầy đủ về nó, nên phải đánh cược.

Kiệt tác còn dang dở của Pascal

Pascal trình bày lập luận ủng hộ vụ ‘cá cược’ trong tác phẩm vĩ đại nhất của ông, “Pensees” – có nghĩa là “Suy nghĩ”.

Xuyên suốt tác phẩm này, Pascal nhấn mạnh sự cần thiết của đức tin, dưới góc độ khám phá nhiều mặt về bản chất con người, cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng về giới hạn của lý trí, khoa học và triết học.

Lập luận trung tâm của Pascal trong “Pensees” về việc tin vào Chúa, không dựa trên bằng chứng về sự tồn tại của Chúa.

Ngược lại, Pascal lập luận rằng, sự tồn tại của Chúa không thể được chứng minh, bởi vì đối với ông, Chúa bị ẩn giấu – “deus absconditus” (thần học Thiên chúa giáo).

Pascal viết, “có đủ ánh sáng cho những người chỉ mong muốn được nhìn thấy, và có đủ bóng tối cho những người có khuynh hướng ngược lại”, nhưng cuối cùng thì không có gì chắc chắn cả, và vì vậy con người phải đối mặt với một sự lựa chọn.

Đối với Pascal, niềm tin sẽ tạo nên sự khác biệt giữa đau khổ và hạnh phúc thực sự.

David Hoinski, phó giáo sư triết học, Đại học West Virginia

Nguồn: David Hoinski – theconversation.com – Úc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang