Biến Động Chính Trị Trung Hoa: Người Việt Làm Quan Cho Nhà Hán

Sau khoảng 3 năm được độc lập, năm 40 đến 43, với cuộc khởi nghĩa thành công của Hai Bà Trưng chống lại nhà Hán cai trị. Nước ta bước vào thời kỳ bắc thuộc lần 2 kéo dài khoảng

Người Việt Làm Quan Nhà Hán

Sau khoảng 3 năm được độc lập, năm 40 đến 43, với cuộc khởi nghĩa thành công của Hai Bà Trưng chống lại nhà Hán cai trị. Nước ta bước vào thời kỳ bắc thuộc lần 2 kéo dài khoảng 500 năm, từ năm 43 đến 544.

Trong khoảng thời gian này, chính trị và xã hội Trung Hoa cũng trải qua nhiều biến động.

Triều đại nhà Hán kéo dài từ năm 206 trước tây lịch cho đến năm 220 sau tây lịch, khoảng hơn 400 năm (4 thế kỷ).

Năm 111 trước tây lịch được xem là dấu mốc quan trọng nước ta mất nước vào tay nhà Hán. Tính tổng cộng, nhà Hán đã cai trị nước ta khoảng 330 năm (loại trừ 3 năm độc lập ngắn ngủi).

Trong lịch sử Trung Hoa, nhà Hán được xem là một trong những triều đại thành công rực rỡ về văn hóa, kinh tế và quân sự. Nhà Hán được xem là triều đại tạo nên bản sắc văn minh Trung Hoa cho đến tận ngày nay.

Với hơn 3 thế kỷ đô hộ, chắc chắn, văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng đến văn hóa của người Việt. Điều này là không thể tránh khỏi và đó thật sự là điều bình thường. Mặc dù vậy, tổ tiên người Việt đã không bị Hán hóa, không mất gốc, vẫn giữ được bản sắc và nếp sống Việt. Trong khi đó, nhiều dân tộc bên cạnh Trung Hoa đã bị mất gốc và bị Hán hóa.

Có thể nói, văn hóa người Hán có tính “đồng hóa” và “nuốt chửng” rất cao. Điều này cho thấy, dân tộc Hán có rất nhiều điều hay và giàu bản sắc. Nếu một dân tộc nào đó thiếu bản sắc sẽ dễ dàng bị văn hóa người Hán nuốt chửng, người Khiết Đan, người Nữ Chân là ví dụ.

Sau khi Mã Viện đánh bại Hai Bà Trưng, họ đã kiểm soát nghiêm ngặt và khắt khe hơn đối với đất Giao Chỉ. Về mặt quân sự, người Hán đã xây dựng nhiều thành lũy cho việc đảm bảo an ninh, về mặt chính trị, họ dời thủ phủ về Mê Linh (nay là Vĩnh Phúc).

Cũng xin lưu ý, sau khi chiếm được nước Nam Việt từ nhà Triệu, nhà Hán đã đổi thành Giao Chỉ và chia vùng đất này thành 9 quận.

Những quan thái thú và thứ sử được cử sang cai trị đất Giao Chỉ thường rất tàn ác và tham lam. Chẳng hạn, tại quận Hợp Phố, họ bắt dân đi tìm châu báu trên rừng (săn bắn) và dưới biển (mò ngọc trai). Vì vậy, nhiều người phải bỏ xứ ra đi.

Rõ ràng, triều đình trung ương ở xa khó có thể quản lý các vị thái thú được cử sang. Trên thực tế, các vị thái thú đóng vai trò như vua hoặc lãnh chúa một vùng.

Trước sự cai trị hà khắc đó, tiếng rên xiết và thống khổ không sao diễn tả được.

Vào cuối thời Đông Hán, nhà Hán thật sự đã sắp lụi tàn. Các chư hầu thật sự đã không còn chịu sự chi phối của triều đình. Loạn lạc, tình trạng giặc giã khắp nơi, nạn cướp bốc thường xuyên đã làm cho đời sống người dân vô cùng thống khổ.

Nhà Hán không muốn trọng dụng người bản xứ

Người Giao Chỉ thời đó không thiếu người có học, nhưng dù có tài năng đến đâu vẫn không được nhà Hán trọng dụng và giao giữ trọng trách về chính trị.

Mặc dù vậy, cũng có trường hợp ngoại lệ. Đó là vào thời vua Linh Đế (168-189), tức gần cuối nhà Đông Hán, mới có một người bản xứ tên là Lý Tiến, được cất nhắc giữ chức thứ sử quận Giao Chỉ (1 trong 9 quận của đất Giao Chỉ).

Thấy tình cảnh nhà Hán không trọng dụng người Giao Chỉ, nên Lý Tiến đã dâng sớ xin phép nhà vua cho người Giao Chỉ được làm quan tại các vùng đất khác ngoài Giao Chỉ, nhưng vua Linh Đế từ chối.

Khi đó, trong cung điện nhà vua có một người Giao Chỉ làm lính cận vệ đã cầu khẩn nhà vua thảm thiết. Cuối cùng, vua Linh Đế mới chấp nhận cho người đỗ “mậu tài” (tương đương tú tài hay lớp 12 bây giờ) làm quan Lệnh ở Hạ Dương và người đỗ “hiếu liêm” (tương đương cử nhân) làm quan lệnh ở Lục Hợp. Sau này, Lý Cầm được thăng chức quan “Tư Lệ Hiệu Úy”. Ngoài ra, còn có Trương Trọng cũng là người Giao Chỉ giữ chức thái thú ở Kim Thành.

Như vậy, nhờ công của Lý Cầm và Lý Tiến, mà người Giao Chỉ (người Việt) được làm quan tương tự người Hán. Mặc dù vậy, người Giao Chỉ nói chung vẫn không được trọng dụng.

Có thể nói rằng, triều đại nhà Hán là triều đại có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt Nam.

[5]. Bài kế tiếp: Giao Tranh Giữa 3 Nhà Ngụy, Thục, Ngô: Số phận Của Người Việt Ra Sao!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang