Đã 100 năm trôi qua, kể từ khi thi thể của David Hume Pinsent, được trục vớt từ kênh đào Basingstoke – một sự kiện tý nữa khiến một trong những triết gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20 phải tự sát.
David Hume Pinsent là người bạn đồng hành và chỗ dựa tinh thần cho Ludwig Wittgenstein. Nhiều người cho rằng, Pinsent là ‘người yêu’ của Wittgenstein, nhưng nhiều người bác bỏ nó?
Năm 1912, Pinsent vào Đại học Cambridge để học toán. Tại một buổi họp mặt hàng tuần trong phòng của nhà triết học Bertrand Russell, Pinsent đã gặp Wittgenstein, học trò của Bertrand Russell. Họ nhanh chóng trở thành bạn bè, thường xuyên uống trà cùng nhau, tham dự các buổi hòa nhạc, ăn tối, cưỡi ngựa và sáng tác âm nhạc.
Quen nhau khoảng 1 tháng, Wittgenstein rủ Pinsent đi nghỉ ở Iceland, chuyến đi mà họ thực hiện vào tháng 9. Chi phí của kỳ nghĩ làm cho Pinsent do dự, nhưng Wittgenstein nói rằng, chi phí kỳ nghĩ sẽ do cha của ông tài trợ. Wittgenstein có người cha giàu có ở Vienna.
Pinsent gọi đây là “kỳ nghỉ huy hoàng nhất mà tôi từng trải qua! Sự mới lạ của đất nước – không cần phải tiết kiệm mọi thứ – đầy phấn khích – nó là trải nghiệm tuyệt vời nhất mà tôi từng có”.
Quay trở lại Cambridge, Pinsent rõ ràng đã bị ấn tượng bởi sự nhạy bén triết học của Wittgenstein, khi viết về những giải pháp mới lạ và khác thường của ông cho những vấn đề hóc búa trong logic triết học. Nhưng ông cũng là chỗ dựa cho nhà triết học khét tiếng thất thường, người thường xuyên bị trầm cảm.
Pinsent và Wittgenstein cùng nhau đi nghỉ lần thứ 2, tới Na Uy, vào tháng 9 năm 1913. Na Uy đã thu hút Wittgenstein đến nỗi, ngay khi họ trở lại Vương quốc Anh, ông đã lên kế hoạch quay lại Na Uy, sống và làm việc ở đó.
Wittgenstein có một ngôi nhà nhỏ được xây dựng bên một vịnh hẹp, và tiếp tục trao đổi thư từ với Pinsent, người đã có bằng hạng ưu về toán học, sau đó tiếp tục học Luật.
Một mất mát bi thảm
Mặc dù họ dự định gặp nhau vào tháng 8 năm 1914, thế chiến thứ nhất đã ngăn cản sự gặp nhau của họ.
Pinsent không phù hợp để nhập ngũ, nhưng đã được đào tạo thành phi công ‘thử nghiệm’, lái máy bay nguyên mẫu tại Cơ sở máy bay hoàng gia Anh, ở Farnborough – cùng với các nhà toán học và nhà khoa học khác. Wittgenstein phục vụ trong quân đội Áo-Hung, ở mặt trận phía đông.
Trong suốt cuộc chiến, Wittgenstein đã viết những cuốn sổ ghi chép mà sau này đã hình thành nền tảng cho cuốn sách Tractatus Logico-Philosophicus của ông: Một tác phẩm chủ yếu nói về logic và ngôn ngữ, nhưng nó cũng đưa ra những ý tưởng quan trọng về ý nghĩa cuộc sống, Chúa và linh hồn, dường như đã xuất hiện từ kinh nghiệm chiến tranh của Wittgenstein.
Wittgenstein cũng viết nhật ký. Điều đáng chú ý là ông ấy nói về cảm giác “xúc động” ngay sau khi đề cập đến việc ông ấy nhớ Pinsent đến nhường nào. Chẳng hạn, vào tháng 3 năm 1915, Wittgenstein viết: “Hôm qua lá thư đáng yêu của David […] David đã trả lời. Rất gợi cảm”.
Vào ngày 8 tháng 5 năm 1918, Pinsent là phi công phụ trong chiếc máy bay ném bom 2 tầng cánh de Havilland, cùng với phi công – trung úy LFD Lutyens. Cả 2 đang tiến hành các cuộc kiểm tra áp suất ở phần đuôi của máy bay thì một sự cố xảy ra. Sau một cuộc điều tra về cái chết của họ, Surrey đã báo cáo:
Bằng chứng đã được đưa ra rằng trung úy Lutyens là một phi công đã đăng ký, đủ điều kiện và đã bay ra nước ngoài. Cả trung úy Lutyens và Pinsent đã từng bay trên cùng một chiếc máy nhiều lần trước đây và các chuyến bay đều thành công.
Máy đã được kiểm tra ngay trước chuyến bay và mọi thứ đều ở tình trạng tốt nhất có thể. Một nhân chứng cho biết chiếc máy bay dường như đang bay trong tình trạng bình thường, nhưng đột nhiên nó chúi mũi xuống và ngay lập tức rơi từng mảnh.
Dành riêng cho David Hume Pinsent
Mặc dù thi thể của phi công Lutyens được tìm thấy, bất chấp một cuộc tìm kiếm rộng rãi, thi thể của Pinsent chỉ được tìm thấy vào thứ 3 ngày 14 tháng 5, trôi nổi trên kênh Basingstoke. Wittgenstein nghe nói về cái chết của Pinsent khi đang nghỉ phép ở Vienna. Mẹ của Pinsent, Ellen, đã viết thư để thông báo cho Wittgenstein:
Ông Wittgenstein thân mến, tôi biết cậu sẽ rất đau buồn khi nghe tin buồn mà tôi phải báo. Con trai tôi, David, đã thiệt mạng khi đang bay vào ngày 8 tháng 5. […] David hoàn toàn hạnh phúc khi được bay, David yêu thích nó, và tôi nghĩ rằng trong những tháng cuối đời, David đã hạnh phúc hết mức có thể. […] Tôi muốn nói với cậu rằng, con trai tôi quý cậu nhiều như thế nào và coi trọng tình bạn này cho đến cuối cùng. Tôi đã gặp David một ngày trước khi máy bay gặp nạn. Chúng tôi thường nói về cậu và hy vọng sẽ gặp lại cậu ngay sau khi chiến tranh kết thúc.
Ngay sau cái chết của Pinsent, Wittgenstein đã chán nản đến mức lên kế hoạch tự sát ở đâu đó trên núi ở Áo. Nhưng tại một nhà ga gần Salzburg, ông tình cờ gặp chú Paul của mình, người đã tìm thấy Wittgenstein trong tình trạng đau khổ, và đã ngăn cản ý định tự sát của Wittgenstein. Wittgenstein giữ liên lạc với gia đình Pinsent ít nhất là cho đến giữa năm 1919, và có lẽ sau đó nữa.
Nhật ký của Pinsent tiết lộ rằng, ngoài tính cách ủ rũ, Wittgenstein rất độc lập về mặt trí tuệ và rất hiếm khi bị ảnh hưởng bởi các nhà tư tưởng khác. Tuy nhiên, nếu không có sự hiện diện và hỗ trợ của Pinsent, cuốn sách có ảnh hưởng to lớn của Wittgenstein, Tractatus Logico-Philosophicus, có thể đã không bao giờ tồn tại.
Cuối cùng khi nó được xuất bản vào năm 1921, Wittgenstein đã dành tặng nó để tưởng nhớ Pinsent.