Bệnh Tiểu Đường Đã Bị Nhiều Bác Sĩ Hiểu Sai Như Thế Nào?

Nhiều người cho rằng, ăn nhiều đường là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường? Có đúng như vậy không? Câu trả lời đúng, chính là, ăn nhiều đường (đường cát vàng) không phải là nguyên nhân gây bệnh biểu đường.

Nhiều người cho rằng, ăn nhiều đường là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường? Có đúng như vậy không? Câu trả lời đúng, chính là, ăn nhiều đường (đường cát vàng) không phải là nguyên nhân gây bệnh biểu đường.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường được Tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố là do uống quá nhiều rượu bia, ăn uống không phù hợp, căng thẳng thần kinh liên tục, cơ thể mệt mỏi kéo dài, béo phì và lười vận động. Cơ chế của bệnh là do lượng Insulin được tiết ra từ “tụy tạng hay tuyến tụy” không đủ để trung hòa lượng đường dư thừa trong máu.

Có bao nhiêu loại tiểu đường?

Có 2 loại bệnh tiểu đường chính là: Tiểu đường loại 1 (type 1) và loại 2 (type 2).

Tiểu đường loại 1 (type 1): Dạng bệnh tiểu đường phụ thuộc vào Insulin, tuyến tụy (cơ quan tụy tạng) không còn khả năng tiết ra Insulin để trung hòa lượng đường trong máu, làm lượng đường trong máu tăng lên. Người mắc bệnh tiểu đường loại 1 phải chích Insulin hàng ngày hoặc hàng tuần (hiện tại, các nhà nghiên cứu đã chế tạo thành công Insulin tiêm hàng tuần).

Tiểu đường loại 2 (type 2): Đây là dạng bệnh thường gặp, bệnh xuất hiện khi tuyến tụy tiết ra không đủ Insulin để cân bằng lượng đường trong máu. Insulin là hóc môn (hormons) hay nội tiết tố quan trọng có tác dụng vận chuyển đường đến các mô tế bào và đốt cháy đường để tạo ra năng lượng cho hoạt động của toàn bộ tế bào.

Cơ chế và biến chứng bệnh tiểu đường

Khi cơ thể không còn đủ Insulin, đồng nghĩa với việc các tế bào sẽ thiếu năng lượng để duy trì và hoạt động. Như vậy, các tế bào sẽ lấy năng lượng ở một nơi nào đó trong cơ thể, thường là mô mỡ để có năng lượng hoạt động. Quá trình này về lâu dài sẽ gây ra nhiều biến chứng đối với cơ thể.

Chú ý rằng, cơ thể không sử dụng các mô mỡ và việc không còn năng lượng, các tế bào buộc phải lấy phần mô mỡ dự trữ là một quá trình ép buộc.

Ngoài ra, lượng mỡ thừa sử dụng không hết sẽ bám vào các tĩnh mạch khác nhau và làm tắc nghẽn sự hoạt động bình thường các tĩnh mạch tại các cơ quan trong cơ thể.

Nếu lượng mỡ bám vào tĩnh mạch ở các chi về lâu dài có thể hủy hoại tay và chân. Nếu lượng mỡ dư thừa bám vào tĩnh mạch ở mắt sẽ gây bệnh mù mắt, hoặc tĩnh mạch não sẽ làm biến chứng tai biến mạch máu não, nếu tại tĩnh mạch ở tim sẽ gây ra nhồi máu cơ tim. Những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong.

Kiểm tra lượng đường trong máu và nước tiểu

Đường trong máu

Để xác định một người là bệnh tiểu đường, việc kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo lượng đường là một một cách thức rất hiệu quả. Đối với người bình thường, chỉ cần khoảng 30 phút là lượng đường dư thừa trong máu được cân bằng. Insulin được tiết ra để trung hòa lượng dư thừa. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường, sau 2 tiếng, lượng đường sẽ không giảm xuống hoặc giảm rất chậm.

Sau khi ăn 2 giờ đồng hồ, lượng đường trong máu dưới ngưỡng 126 mmg/l (7 mmol/dl), được xem là ngưỡng an toàn và không cần dùng thuốc.

Đường trong nước tiểu

Tên bệnh tiểu đường thường là do trong nước tiểu của người bệnh có đường. Hiện tượng này được dùng để đặt tên cho bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, kiểm tra lượng đường trong nước tiểu thường không chính xác.

Kiểm tra chỉ số HbA1c

Đây là cách kiểm tra lượng hồng huyết cầu và là cách thường được sử dụng để chuẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu chỉ số này ổn định, thì, lượng đường trong máu của chúng ta là ổn định.

Ngược lại, nếu chỉ số này bất thường, thì trong 3 tháng vừa qua từ ngày kiểm tra, lượng đường trong cơ thể là có vấn đề. Như vậy, cách kiểm tra này cho chúng ta biết lượng đường trong máu với thời gian là 3 tháng. Do vậy, đây là cách kiểm tra tương đối phù hợp để chuẩn đoán một người là bệnh tiểu đường.

Mết mỏi và căng thẳng sẽ làm tăng đường huyết

Mệt mỏi (thể chất), stress (căng thẳng tinh thần) hàng ngày: Đây là những nguyên nhân có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường luôn giữ tinh thần lạc quan và luôn vận động phù hợp để cơ thể luôn mạnh khỏe. Khi tinh thần căng thẳng liên tục, những khoáng chất như Crom, Kẽm và Vitamin tiêu hao khá nhanh, cơ thể cũng sẽ tiết ra các hóc môn. Những yếu tố nguy cơ này góp phần làm tăng lượng đường trong máu.

Vì vậy, khi đi khám bác sĩ hoặc tự đo đường huyết, nên để cơ thể trong trạng thái bình thường (không bị căng thẳng, lo sợ và hồi hộp) để có kết quả chính xác nhất. Vì trạng thái mất cân bằng về tinh thần hoặc hồi hộp sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của việc đo lường đường huyết trong máu.

Hạ đường huyết

Đường huyết (lượng đường trong máu) tăng quá mức hoặc giảm đột ngộ quá mức điều không tốt cho sức khỏe. Khi hạ đường huyết, theo cơ chế tự bảo vệ, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố tên là Glucagon để tăng đường huyết, nhưng đây là cơ chế “ép buộc” của cơ thể. Nội tiết tố (hormon) sinh ra từ cơ chế tự bảo vệ này sẽ gây ra nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Hạ đường huyết có thể do dùng thuốc tiểu đường với liều cao và quá lâu, uống quá nhiều rượu (uống mà không ăn), bị cảm cúm và cơ thể nhiễm khuẩn, bệnh nhân dùng Insulin không thích hợp, tập thể dục quá mức.

Lời khuyên, khi tập thể dục thể thao, hãy uống 4-6 muỗng đường cát vàng hoặc 2 ly nước mía để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động. Khi mệt hãy uống đường cát vàng hoặc nước mía.

Biểu hiện đầu tiên của hạ đường huyết là chân tay bủn rủn, vã mồ hồi, tay chân lạnh, tim đập nhanh, huyết áp tăng nhẹ, ù tai, mờ mắt, đói bụng. Biểu hiện nặng của hạ đường huyết là xuất hiện nhiều cơn co giật và bắt đầu hôn mê.

Việc phát hiện hạ đường huyết là tương đối quan trọng, dựa vào các biểu hiện để dự đoán. Khi xảy ra, chúng ta có thể uống một cóc nước đường, uống sữa, ăn trái cây để làm tăng đường huyết đến mức an toàn.

Thuốc, chế độ ăn uống và bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường, nên có một máy do đường huyết (giá bán các máy đo trên thị trường cũng không quá cao) và nên đo lường định kỳ để kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Nếu đường huyết thường xuyên và ổn định trong mức an toàn bình thường, thì không cần dùng thuốc.

Việc thực hiện chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường mà còn tạo ra một cuộc sống lành mạnh. Chế độ ăn uống và luyện tập này không chỉ dành cho người bị tiểu đường mà còn phù hợp đối với người bình thường.

Những thực phẩm phù hợp đối với bệnh tiểu đường

Hiện tại, chế độ ăn uống của người bị tiểu đường cũng tương tự như người bình thường. Tuy nhiên, người bị tiểu đường nên chia nhỏ từng bửa ăn thành 4-5 lần và ăn không quá no. Khi ăn nhiều bữa và ăn vừa phải sẽ làm cho lượng đường trong máu không tăng quá cao. Người tiểu đường nên ăn nhiều rau củ quả phù hợp như rau má, rau muống, các loại cải, mướp đắng, rau cần, cà rốt, xu hào, cà chua, dưa leo, bí đao, bỉ đỏ.

Các loại trái cây người tiểu đường nên dùng như dưa hấu, quả đào, mơ, táo, cam, đu đủ, cóc, bơ, dâu tây, lựu, xung. Hãy nhớ rằng, chúng ta nên ăn vừa phải.

Những trái cây không tốt cho người tiểu đường là chôm chôm, sầu riêng và các loại củ như khoai mì.

Ngoài ra, có thể rang gạo lứt với đậu đỏ, sau đó nấu để uống như nước bình thường trong ngày. Bột sắn dây cũng rất phù hợp cho người bị tiểu đường.

Các loại thảo dược tự nhiên, như cây thìa canh, hạt me thi, hạt chia. Hiện tại trên thị trường các loại thảo dược này được bán rất nhiều và chúng ta có thể dễ dàng mua từ các cửa hàng.

Nấm linh chi: Một thảo dược hoàn toàn tự nhiên và giúp làm điều hóa đường huyết

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Hồng Kông, được thực hiện bởi giáo sư S.W. Setoa, T.Y. Lama, H.L. Tam. Kết quả nghiên cứu  cho thấy, sau khi thử nghiệm với chiết xuất từ nấm, tác dụng làm giảm đường huyết sau 6 giờ thử nghiệm. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ phát huy tác dụng khi tăng liều chiết xuất nấm linh chi từ nước với 1800mg chiết xuất Polysaccharides từ nấm linh chi. Nghiên cứu này được thực hiện trên chuột (phòng thí nghiệm).

Tuy nhiên, bên cạnh nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhiều nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên cơ thể người. Nghiên cứu của Gao y, Lan j và  Dai x (2004) với phương pháp đối chứng ngẫu nhiên  về tác dụng của nấm linh chi trên những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, kết quả cho thấy với hàm lượng chiết xuất nấm linh chi được sử dụng 3 lần một ngày (mỗi lần 1800mg chiết xuất nấm linh chi) trong 12 tuần, những bệnh nhân sử dụng nấm linh chi có lượng đường huyết trong máu giảm đi.

Một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu tiến sĩ Konno S, Aynehchi S, Dolin DJ, Schwartz AM, Choudhury MS, Tazakin HN  tại Trường đại học y khoa New York, kết quả cho thấy chiết xuất các thành phần trong nấm linh chi làm hạ đường huyết trong cơ thể bệnh nhân tiểu đường.

Câu hỏi 1. Người được chuẩn đoán bị tiểu đường có thể sử dụng đường được hay không?

Câu trả lời: Có thể sử dụng đường cát vàng hoặc nước mía hàng ngày, cùng với vận động sẽ giúp cơ thể có đủ năng lượng hoạt động và giúp giảm đường huyết. Khi lượng đường huyết ở mức tiêu chuẩn thì không nên sử dụng thuốc tiểu đường.

Câu hỏi 2. Tại sao khi uống thuốc tiểu đường gây ra sự mệt mỏi cho cơ thể?

Câu trả lời: Khi xét nghiệm cho thấy lượng đường trong máu vượt ngưỡng (thực hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng), bác sĩ có thể chuẩn đoán là bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, càng uống thuốc tiểu đường cơ thể càng mệt. Bởi vì, khi uống thuốc sẽ làm hạ đường huyết trong máu. Đường chính là nguồn năng lượng của cơ thể. Thiếu đường cơ thể sẽ thiếu năng lượng. Vì vậy, uống thuốc tiểu đường theo kê đơn của bác sĩ có thể không đúng. Vì thuốc làm hạ lượng đường. Nếu lượng đường bình thường thì không cần uống thuốc.

Việc hạ đường huyết quá mức đôi khi còn nguy hiểm hơn tăng đường huyết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang