Hai quả thận dù không lớn lắm, nhưng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe. Nó có nhiệm vụ loại bỏ các chất thải độc hại và đẩy chúng ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, một nhiệm vụ khác của thận là duy trì sự cân bằng của nước, muối và chất khoáng trong máu.
Khi thận gặp vấn đề, ngay lập tức sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng, như đau lưng dưới (vùng hông), huyết áp cao, nhức đầu, đau tai, sưng mặt và nhiều triệu chứng khác.
Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh về thận cao hơn người trẻ. Người Mỹ và phương Tây do lối sống và ăn uống nên sẽ mắc bệnh về thận nhiều hơn người châu Á.
Nhiều người uống thuốc lâu dài, chẳng hạn người uống thuốc huyết áp lâu dài có thể dẫn đến suy thận. Bởi vì, thận đã làm việc nặng nhọc để thải thuốc ra ngoài. Kết quả là, bệnh thận mãn tính (CKD) có thể xuất hiện.
Bệnh thận mãn tính có nghĩa là thận gặp vấn đề từ 3 tháng trở lên. Bệnh thận mãn tính về lâu dài có thể làm mất dần chức năng của thận, hay thận bị tổn thương.
Điều này đồng nghĩa giảm khả năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
Kết quả là, bệnh huyết áp cao, thiếu máu, bệnh về xương, suy dinh dưỡng và tổn thương thần kinh, tim mạch có thể xuất hiện.
Những người béo phì, cao huyết áp và tiểu đường có nguy cơ gia tăng sự phát triển bệnh về thận. Kết quả là dẫn đến CKD – Bệnh thận mãn tính.
Tìm hiểu thêm về kiểm tra 2 quả thận tại: https://www.kidney.org/kidney-basics
Bệnh thận mãn tính được ví là “kẻ giết người thầm lặng”
Bệnh thận mãn tính thường chỉ xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn muộn, nên chúng ta thường sẽ không chú ý đến nó.
Khi triệu chứng xuất hiện, mọi chuyện đã quá muộn. Nhiều người sẽ không cảm thấy mình bị bệnh, vì đâu có biểu hiện gì, hoặc những biểu hiện triệu chứng nhẹ và thường bị bỏ qua.
Xét nghiệm là cách tốt nhất giúp chẩn đoán bệnh về thận. Hằng năm, chúng ta nên đi xét nghiệm để kiểm tra nước tiểu và máu để chẩn đoán CKD – bệnh thận mãn tính.
Xem thêm: Bệnh Thận Và Chăm Sóc Thận Như Thế Nào?
Các triệu chứng bệnh thận mãn tính – CKD là gì?
Khi chuyển sang giai đoạn muộn, bệnh thận mãn tính có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
– Mệt mỏi
– Rối loạn tập trung
– Ăn kém
– Buồn nôn hoặc nôn mửa
– Rối loạn giấc ngủ
– Chuột rút cơ bắp
– Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
– Sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân
Nên ăn gì để giảm nguy cơ phát triển bệnh thận mạn?
Chế độ ăn “Địa Trung Hải” và chế độ ăn “kiểm soát tăng huyết áp” là cách tốt nhất giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính. Chế độ ăn này nên được áp dụng cho mọi người nếu có điều kiện.
Chế độ ăn này là ăn ít muối, tập trung rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, chất béo không bão hòa đơn (Omega 3), cá, các loại thịt động vật được chăn nuôi tự nhiên.
Những chế độ ăn này bao gồm cả thực phẩm chưa nấu chín, thực phẩm còn nguyên hạt (chưa xay hoặc chế biến).
Có một vấn đề quan trọng, chế độ ăn Địa Trung Hải thường chủ yếu là thịt (thịt cá) giàu chất béo không bão hòa đơn như Omega 3, còn chế độ ăn kiêng thiên về thực vật.
Như vậy, kết hợp 2 chế độ ăn này là lượng thịt động vật và thực vật nên cân đối.
Thịt là dương và thực vật là âm. Âm và dương nên điều hòa nhau. Nếu chỉ ăn thuần thực vật là quá thiên về âm, cũng không tốt cho sức khỏe và ngược lại.
Một vấn đề quan trọng nữa, ăn quá nhiều thịt, có thể tạo ra nhiều axit cho cơ thể. Nó không tốt chút nào. Tất nhiên, thiếu thịt cũng không tốt. Vì vậy, ăn vừa đủ là tốt nhất.
Những thực vật rất tốt cho sức khỏe và cải thiện bệnh thận mãn tính là:
– Các loại thảo mộc và gia vị
– Quả dâu
– Rau củ (khoai tây, cà rốt, củ cải)
– Đậu
– Các loại hạt và hạt giống
– Các loại ngũ cốc nguyên hạt
– Rau lá xanh
– Bí ngô (bí đỏ) và bí xanh
– Cà chua
– Quả nam việt quất và quả việt quất
– Táo
Tác giả: Nguyễn Hồng Miên