Sách y cổ “Hoàng Đế Nội Kinh” nói rằng,
“Điềm đạm hư vô,
chân khí tùng chi,
tinh thần nội thủ,
bịnh an tùng lai”.
Dịch nghĩa:
“Tinh thần tĩnh lặng
Chân khí đi theo
Bên trong không loan
Bệnh sao đến được”.
Cách đây hàng ngàn năm, người xưa có thể quan sát tinh tế, về nguyên nhân của bệnh tật, thì thật tài tình.
Nếu loại trừ nguyên nhân do ăn uống và môi trường bên ngoài thì rõ ràng nguyên nhân gây bệnh tật chính là yếu tố tinh thần hay tâm trí.
Đúng như vậy, có phải khi căng thẳng, đau đầu, trầm cảm thì cơ thể sẽ tiết ra các nội tiết tố để phản ứng lại. Về lâu dài, nó sẽ tổn hại rất lớn đến cơ thể. Một người, tinh thần bên trong lành mạnh và tâm không loạn thì ít bệnh tật. Nói theo ngôn ngữ y khoa hiện đại, các hóa chất bên trong hay nội tiết tố không tiết ra để phản ứng thì làm sao gây độc cho cơ thể.
Ví dụ như thế này, có phải khi căng cẳng, thì huyết áp sẽ tăng lên. Vì vậy, khi đo huyết áp thì hãy để cơ thể thư thái một chút rồi mới đo. Hít thở vào thở ra nhẹ nhàng vài chục lần rồi đo để tâm bình lại.
Hay như, căng thẳng, đau đầu trong thời gian dài cũng có thể làm đường huyết gia tăng. Tất nhiên, nhiều người đi khám bệnh, xét nghiệm tiểu đường và phát hiện chỉ số đường huyết vượt 7 (mmol/l) thế là bác sĩ bảo mắc tiểu đường loại 2. Thế là về nhà kiêng đường, kiêng ăn tinh bột, nhưng cứ như vậy thì cơ thể dần hao mòn. Có những người kiêng quá, cơ thể suy kiệt mà không biết.
Các chỉ số xét nghiệm là tương đối mà thôi, nó chưa chắc đã đúng, không phải cứ đường trên 7 hoặc HbA1C trên 6,5% là chuẩn đoán tiểu đường loại 2. Một bác sĩ giỏi còn phải tìm hiểu nguyên nhân nữa, chứ dựa trên các chỉ số mà kê toa thuốc hoặc chỉ định mắc tiểu đường loại 2 thì tội cho bệnh nhân quá!
Trước đây, tiêu chuẩn đường an toàn của Tổ chức y tế thế giới là 8 (mmol/l), nhưng hiện nay là 7 (mmol/l) theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ. Hơn nữa, tiêu chuẩn cần phải dựa trên chủng tộc, quốc gia. Điều này tương tự như ngày xưa, y khoa cho rằng, ăn mỡ động vật là có hại, mỡ là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, cao huyết áp. Trên thực tế, tại thời điểm đó, các nghiên cứu y khoa chủ yếu là dịch tễ học, lấy số liệu về số lượng mỡ tiêu thụ của người Mỹ với số người mắc bệnh tiểu đường, nhưng nó không đúng. Bây giờ mỡ đã được minh oan, nhưng nhiều người vẫn tưởng mỡ gây mập hoặc bị kết tội là gây bệnh tim mạch.
Tôi biết một người vì sợ mập nên kiêng ăn mỡ, dẫn đến táo bón 10 năm. Cô ấy nói, mỗi khi đi ăn tiệc thì cảm thấy khỏe – táo bón giảm, nhưng sau đó thì táo bón lại hoành hành. Cuối cùng, tôi nói, cứ ăn mỡ đi, thiếu mỡ thì ăn mỡ, thiếu đường thì ăn đường. Sao cứ lo sợ vô cớ làm gì? Thiếu mỡ thì thiếu dịch mật, vì dịch mật giúp tiêu hóa mỡ. Thiếu dịch mật thì đại tràng ít co bóp làm sao có thể tống chất thải ra ngoài? Nên táo bón là phải.
Không phải cứ mắc tiểu đường loại 2 là kiêng hoặc sợ đường. Hãy nhớ rằng, bạn mới là người cảm nhận sức khỏe của chính mình, chứ không phải bác sĩ. Nếu làm theo lời khuyên bác sĩ mà cơ thể mệt đi thì phải xem lại, chứ đừng mù quáng nghe theo? Mà kiêng đường quá mức thì cơ thể sao mà khỏe được.
Hãy thử uống đường 3 muỗng canh đường cát vàng, xin nhắc lại đường vàng, sau đó vận động một hồi, rồi lấy máy đo đường lại xem đường có xuống không? Nếu xuống mức an toàn thì có gì mà phải kiêng đường. Cứ ăn uống bình thường, vận động bình thường, đừng quá nhiều, đừng quá ít, vừa đủ thì quan tâm gì đến tiểu đường. Đó cũng là cách ăn của người bình thường.
Tiểu đường loại 2 không phải nguyên nhân do ăn nhiều đường. Hãy lưu ý điều này. Đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, cơ thể không thể thiếu đường. Phải ăn đủ chất đường (chủ yếu từ tinh bột), chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Khi thiếu đường, cơ thể sẽ tự chuyển hóa Glycogen, mỡ, thậm chí là Protein (Axit Amin) thành đường. Bạn có muốn cơ thể “tự ăn” mình không? Khi đó, thật sự không tốt chút nào. Nhiễm toan ceton là do cơ thể tự ăn mình, mỡ chuyển hóa thành đường sẽ tạo ra Ceton. Vì vậy, khi đói lâu ngày hoặc làm việc nặng thì có thể bạn sẽ bị nhiễm toan Ceton. Ceton là mùi nước sơn móng tay đấy.
Tại sao chúng ta hay bị đau đầu, căng thẳng tinh thần, tệ hơn nữa là trầm cảm?
Nguyên nhân gốc rễ là tâm không tịnh, suy nghĩ cứ thế dâng trào trong tâm trí, không dừng lại được. Chúng ta không quản lý được tâm trí, bị nó chi phối. Tâm trí thì ba lém lắm. Nó bảo bạn phải muốn nhiều hơn, muốn thể hiện, muốn chứng tỏ, muốn nhiều tài sản, muốn mọi người khen mình, muốn nổi bật trước đám đông, muốn mình giàu hơn người khác, giỏi hơn người khác. Toàn là muốn. Khi không được đáp ứng thì có thể sân si hay tức giận nổi lên. Nếu vậy làm sao tâm trí tĩnh lặng được, bệnh tật không tìm đến mới lạ.
Trang Tử, trong thiên Dưỡng Sinh Chủ, bàn về thuật dưỡng sinh có viết:
“sinh lực của ta thì có hạn, mà nỗi lo nghĩ tư lự của ta thì không bờ bến. Nếu đem cái có hạn là sinh lực ta mà phụng sự cái vô hạn là lòng ham muốn thì nguy vậy”.
Hễ có ham muốn là có lo sợ, lo sợ đủ đường, lo sợ mất, lo không đạt được.
Những điều đó sẽ làm náo loạn tinh thần bên trong, làm tổn thương tinh thần, chân khí.
Sinh lực là cái hữu hạn. Nó phải đáp ứng cái vô hạn là lòng ham muốn, làm sao mà nó chịu cho nỗi. Không sớm thì muộn sinh lực sẽ tiêu hao, bệnh tật sẽ ghé thăm. Người có lòng ham muốn quá mức, thường sẽ có nỗi sợ bên trong, dáng vóc bên ngoài sẽ thay đổi, da nhăn hơn, tóc bạc đi, khuôn mặt âu sầu, đầu thì đau và căng thẳng. Cuộc sống như vậy dù tài sản như núi, vinh hoa phú quý, thì, cũng đâu còn ý nghĩa gì nữa.
Nếu chưa già, cân nặng bình thường mà đường cao, có thể bạn bị đau đầu, căng thẳng lâu ngày dẫn đến rối loạn chuyển hóa bên trong. Vậy thì, hãy làm cách nào đó để giảm căng thẳng, giảm đau đầu thì tiểu đường sao tồn tại. Vậy bạn có sợ tiểu đường nữa không? Sợ đường nữa không?
Đông y đã đề cập đến yếu tố tình chí (tinh thần) ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Cụ thể, vui quá mức thì hại tâm (tim và thần kinh), giận quá hại gan, lo nghĩ quá hại tỳ (lá lách), buồn quá hại phế (phổi), sợ quá hại thận.
Chắc bạn đã biết, tỳ (lá lách) theo tây y là cơ quan lọc máu, đúng hơn là “tiễn biệt” những tế bào máu già. Điều này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng. Khi tỳ (lá lách) suy yếu thì sức đề kháng giảm. Vì vậy, bạn sẽ cảm nhận những người hay lo nghĩ thì sức đề kháng giảm biểu hiện ra bên ngoài, chẳng hạn, khuôn mặt mệt mỏi, da nhăn.
Cách đây hàng ngàn năm mà người xưa quan sát về cơ thể con người rất chuẩn xác như vậy, thật sự rất tài tình.