Tác giả:Sri Nisargadatta Maharaj
Tinh thần (danh từ) có nhiều ý nghĩa: (1) Lực bên trong một người được cho là mang lại cho cơ thể sự sống, năng lượng và sức mạnh, (2) phẩm chất hoặc bản chất bên trong của một người, (3) linh hồn, bản ngã tinh thần.
Liệu khoa học phương Tây hiện đại có hỗ trợ cho ý tưởng, có một trường năng lượng tâm linh trong cơ thể chúng ta không? Các nền văn hóa phương Đông đã tin vào sự tồn tại của “lực” này hàng nghìn năm, nó được gọi là prana (प्राण) trong Ấn Độ giáo, ‘khí’ hoặc “qi” (氣) trong Đạo giáo Trung Quốc.
Trong các nền văn hóa phương Đông, nhiều phương pháp thực hành tâm linh và chữa bệnh – chẳng hạn như yoga, thái cực quyền, châm cứu và thiền luân xa – đã được phát triển để giúp mọi người có được cơ thể, trái tim và tâm trí đồng điệu với chiều kích “tâm linh” này.
Tôi tin rằng khoa học hiện đại hỗ trợ cho ý tưởng – chúng ta có một linh hồn hay “sinh lực” – một trường năng lượng có thật, không chỉ là suy đoán siêu hình.
Vài năm trước, tôi đã giúp dạy một lớp khoa học cấp hai và vẽ phim hoạt hình cho học sinh, dựa trên những gì chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu về sinh học và hệ sinh thái.
Sách giáo khoa trình bày tất cả những thông tin này theo cách chia nhỏ, mô tả chức năng của các hệ thống khác nhau một cách riêng biệt, nhưng không cung cấp “bức tranh toàn cảnh” về cách các hệ thống sinh thái, sinh học và tế bào hoạt động phụ thuộc lẫn nhau như một tổng thể.
Khi chúng tôi kết nối các hệ thống với nhau một cách trực quan, các học sinh và tôi đã rất ngạc nhiên.
Theo quan điểm khoa học, chúng ta là những sinh vật thuộc hệ mặt trời, sự sống của cơ thể chúng ta hoạt động trực tiếp nhờ năng lượng đến với chúng ta từ mặt trời. Đó là một loại vũ điệu hợp tác kỳ diệu, có thể thực hiện được nhờ “công nghệ” tiến hóa của “lục lạp” trong thực vật (thu năng lượng mặt trời) và “ty thể” trong tế bào của chúng ta (giải phóng năng lượng mặt trời).
Như nhiều dân tộc-bộ lạc đã dạy trong thần thoại của họ, chúng ta thực sự là con của “Đất mẹ” và “Cha bầu trời”. Trên thực tế, bản sắc cơ bản của chúng ta thậm chí còn sâu sắc hơn, như nhà khoa học như Albert Einstein và Neil de Grasse Tyson đã nói, ở cấp độ nguyên tử, chúng ta chính là vũ trụ, mang hình dạng con người.
“Khi tôi nhìn lên bầu trời đêm, tôi biết rằng chúng ta là một phần của vũ trụ này, chúng ta ở trong vũ trụ này. Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn cả ‘hai sự thật’ đó là ‘vũ trụ ở trong chúng ta’. Các nguyên tử của tôi đến từ những ngôi sao đó. Có một mức độ kết nối. Bạn muốn cảm thấy rằng bạn là người tham gia vào các hoạt động và sự kiện đang diễn ra xung quanh bạn. Đó chính xác là con người của chúng ta, chỉ bằng cách còn sống”, Neil deGrasse Tyson giải thích.
Tôi nghĩ rằng hầu hết các nhà khoa học phương Tây sẽ đồng ý với mô tả này, nhưng sẽ ngần ngại khi mọi người nói về việc khoa học cung cấp bằng chứng về trường năng lượng hoặc chiều kích tâm linh cho sự sống.
Thật vậy, hầu hết các ý tưởng về tâm linh con người (chẳng hạn như sự tồn tại của Chúa, linh hồn hoặc kiếp sau) đều có bản chất siêu hình, nằm ngoài khả năng chứng minh hoặc bác bỏ của khoa học cho đến bây giờ.
Tuy nhiên, thật thú vị khi xem xét những gì chúng ta có thể tìm thấy bằng chứng, nếu chọn quan sát và điều tra cẩn thận năng lượng, những ngôi sao có thể làm sinh động cuộc sống của chúng ta.
Dưới góc độ khoa học, chúng ta là vũ trụ biểu hiện thành người, sóng thực chất là biểu hiện của đại dương. Chúng ta được sinh ra từ các nguyên tử được rèn giũa ở trung tâm của những ngôi sao đã qua lâu đời, giờ đây được cung cấp năng lượng bởi các photon của mặt trời địa phương.
Cơ thể vật lý của chúng ta được duy trì sự sống nhờ các chất dinh dưỡng và không khí của thế giới mẹ bên ngoài. Trong mỗi chúng ta đều tồn tại một trường năng lượng, một chiều “tâm linh”, mà khoa học hiện đại không hiểu nhưng không thể phủ nhận.
“Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, qi (氣, cũng là chi, ch’i hoặc ki) là một nguyên tắc hoạt động hình thành nên một phần của bất kỳ sinh vật sống nào. Qi thường được dịch là “năng lượng tự nhiên”, “sinh lực” hoặc “dòng năng lượng”.
Qi là nguyên tắc cơ bản trung tâm trong y học cổ truyền Trung Quốc và võ thuật. Bản dịch nghĩa đen của “khí” là “hơi thở”, “không khí” hoặc “khí”.
Các khái niệm tương tự như ‘khí’ có thể được tìm thấy trong nhiều nền văn hóa, chẳng hạn như prana trong tôn giáo Hindu (Ấn Độ giáo), pneuma ở Hy Lạp cổ đại, mana trong văn hóa Hawaii, lüng trong Phật giáo Tây Tạng, ruah trong văn hóa Do Thái và năng lượng sống trong triết học phương Tây .
Một số yếu tố của ‘khí’ có thể được hiểu theo thuật ngữ năng lượng khi được sử dụng bởi các nhà văn và người thực hành các hình thức tâm linh và y học thay thế bí truyền khác nhau.
Các yếu tố của khái niệm ‘khí’ cũng có thể được tìm thấy trong văn hóa đại chúng phương Tây, ví dụ như “thần lực” trong Chiến tranh giữa các vì sao.
Các tài liệu tham khảo về các khái niệm tương tự như ‘khí’ được xem là quá trình sống hoặc dòng năng lượng duy trì sự sống được tìm thấy trong nhiều hệ thống tín ngưỡng, đặc biệt là ở Châu Á.
Các quan niệm triết học về ‘khí’ từ những ghi chép sớm nhất của triết học Trung Quốc (thế kỷ thứ 5 trước công nguyên) tương ứng với các quan niệm về sự ‘thư giãn’ ở phương Tây và khái niệm yoga cổ đại của người Hindu về prana (“sinh lực” trong tiếng Phạn).
Mô tả sớm nhất về “lực” theo nghĩa năng lượng sống hiện nay được tìm thấy trong kinh Vệ Đà của Ấn Độ cổ đại (khoảng 1500–1000 trước công nguyên), và từ các tác phẩm của nhà triết học Trung Quốc Mạnh Tử (thế kỷ thứ 4 trước công nguyên).
Trong lịch sử, Huangdi Neijing – “Hoàng Đế Nội Kinh” (khoảng thế kỷ thứ 2 trước công nguyên) được ghi nhận là người đầu tiên thiết lập các con đường mà ‘khí’ lưu thông trong cơ thể con người.
Người Trung Quốc cổ đại mô tả nó là “sinh lực”. Họ tin rằng, ‘khí’ thấm vào mọi thứ và liên kết môi trường xung quanh họ với nhau.
Họ ví nó như dòng năng lượng xung quanh và xuyên qua cơ thể, tạo thành một đơn vị gắn kết và hoạt động. Bằng cách hiểu nhịp điệu và dòng chảy của nó, người Trung Quốc tin rằng, họ có thể hướng dẫn các bài tập và phương pháp điều trị để mang lại sự cân bằng ổn định của cơ thể và nâng cao tuổi thọ.
Mặc dù khái niệm về ‘khí’ rất quan trọng trong nhiều triết học Trung Quốc, nhưng qua nhiều thế kỷ, các mô tả về ‘khí’ đã khác nhau và đôi khi xung đột.
Cho đến khi Trung Quốc tiếp xúc với các tư tưởng khoa học và triết học phương Tây, họ vẫn chưa phân loại vạn vật theo vật chất và năng lượng. Thay vào đó, qi và li (理: “mẫu”) là những phạm trù ‘cơ bản’ tương tự như vật chất và năng lượng.
“Con người là một phần của cái toàn thể mà chúng ta gọi là vũ trụ, một phần bị giới hạn về thời gian và không gian. Anh ta trải nghiệm bản thân, những suy nghĩ và cảm giác của anh ta như một thứ gì đó tách biệt với phần còn lại, một loại ảo tưởng về ý thức của anh ta”, theo Albert Einstein.
“Mọi sinh vật trong vũ trụ đều cầu nguyện theo nguyên tắc mà anh ta xem là Chúa của mình hoặc bất cứ điều gì.
Trong thực hành thiền định, sinh lực này được thanh lọc, và sau đó ánh sáng của Atma (‘bản ngã’ trong tiếng Phạn, biên tập) tỏa sáng (câu này hàm ý, sự chứng ngộ hay tỉnh thức, biên tập).
Tuy nhiên, nguyên tắc cốt lõi vẫn là sinh lực. Khi ‘sinh lực’ được thanh lọc và ánh sáng của bản ngã hợp nhất với nhau (câu này có ý nghĩa, tâm đã ở trạng thái chứng ngộ – biên tập), thì khái niệm, trí tưởng tượng hay tâm trí, mọi thứ, đều bị tạm dừng.
Nguồn: Sri Nisargadatta Maharaj – creativesystemsthinking.wordpress.com