Theo “nguyên lý ngũ hành” của phương đông, âm nhạc – cụ thể là các giai điệu của nó – có mối liên hệ mật thiết với cơ thể con người. Bởi vì, Con người và âm nhạc là một phần của tự nhiên, lớn hơn là vũ trụ. Đó là lý do, nhiều liệu áp trị liệu bằng âm nhạc được thực hiện để điều trị bệnh.
Có phải khi bạn đi căng thẳng, việc nghe những giai điệu dịu dàng sẽ làm dịu sự cẳng thẳng. Có phải bạn từng nghe – cho trẻ nghe nhạc cổ điển phương tây hoặc nhạc thiền phương đông – trẻ sẽ thông minh hơn sau này. Bởi vì, khi tinh thần cảm thấy thoải mái, cơ thể sẽ tiết ra các nội tiết tố có ích – mang lại cảm giác hạnh phúc.
Theo Đông y, con người có ngũ tạng (5 tạng chính): Tâm (tim và não) – Can (gan) – Tỳ (lá lách), Phế (Phổi) – Thận. Ngũ tạng có mối liên hệ mật thiết với ngũ quan (5 giác quan: Mắt – Tai – Mũi – Lưỡi – Miệng).
Ngoài ra, giữa ngũ tạng, ngũ quan lại có liên hệ mật thiết với 5 ngón tay của bàn tay. Đó là lý do, các thầy thuốc đông y có thể bắt mạch, xoa bóp ngón tay để điều trị bệnh.
Đối với âm nhạc và sức khỏe, các giai điệu (âm giai) trong ngũ âm đều ảnh hưởng đến những cơ quan bộ phận trong cơ thể. Âm nhạc có thể tăng cường sự điều tiết, khai mở ý tưởng và điều hòa nhịp tim.
Theo 5 âm giai căn bản, người ta có thể tìm ra những ảnh hưởng khác nhau trong cơ thể con người. Ví dụ, âm giai của dây “Cung” (âm giai của âm nhạc phương đông gồm: Cung – Thương – Giốc – Chủy –Vũ) có mối liên hệ với hành Thổ (đất) và ảnh hưởng đến Tụy tạng (lá lách).
Vì ngũ âm có liên hệ đến cơ thể, nên những người nghe thường xuyên âm nhạc phương đông sẽ giúp tinh thần thư thái hơn và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật khác nhau.
Dưới đây là mối liên hệ của “ngũ hành” với các yếu tố như ngũ âm, phương hướng, các mùa, tinh tú, tình cảm, ngũ tạng và màu sắc.
Ngũ Hành | Kim | Mộc | Thuỷ | Hoả | Thổ |
Ngũ âm | Thương | Giốc | Vũ | Chủy | Cung |
Phương hướng | Tây | Đông | Bắc | Nam | Trung tâm |
Các mùa | Thu | Xuân | Đông | Hạ | Trung tâm |
Tinh tú | Venus | Jupiter | Mercury | Mars | Saturn |
Tình cảm | Buồn | Giận | Sợ | Vui | Lo |
Ngũ tạng | Phế | Tâm | Thận | Can | Tỳ |
Màu sắc | Trắng | Xanh | Đen | Đỏ | Vàng |
Âm điệu của dây “Thương”, thì, nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong. Loại âm nhạc này ảnh hưởng phổi. Nếu một bài hát có âm “Thương” là chủ, thường sẽ mang lại cảm giác buồn, tất nhiên là nó không tốt cho phổi. Bài hát có âm “Giốc” là chủ tương ứng với mùa xuân, có cảm giác hân hoan, sảng khoái. Nó tác động đến Can (gan).
Âm điệu lấy âm “Vũ” làm chủ thường mang lại cảm giác sợ hãi. Nó ảnh hưởng đến Thận.
Cho dù là bất cứ loại tình cảm nào được âm nhạc diễn tả, nếu đi đến cực độ, nó có thể làm hại đến thân thể và sự lưu thông của “Khí”. “Khí” chính là nguồn năng lượng của cơ thể. “Khí” lưu thông khắp cơ thể để đảm bảo mọi cơ quan bộ phận được hanh thông – hoạt động tốt.
Bởi vì âm nhạc ảnh hưởng đến tâm trạng, tình cảm, sức khỏe và hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Nếu ngay từ nhỏ, trẻ được cảm thụ âm nhạc phù hợp, khi lớn lên, trẻ thường sẽ trí tuệ hơn, tình cảm hơn, sức khỏe tốt hơn. Ngược lại, nếu cứ cho trẻ nghe những âm thanh buồn bã, những loại nhạc âu sầu, thì, sẽ làm cho đứa trẻ lúc nào cũng cảm thấy buồn, tinh thần không tốt, hay suy nghĩ về chiều hướng tiêu cực.
Danh y thời nhà Nguyên là Chu Chấn Hanh từng nói: “Âm nhạc cũng là thần dược”.
Ba chữ: “Dược”, “Nhạc” và trị “Liệu” có chung một nguồn gốc.
Người cổ đại sớm đã phát hiện rằng “ngũ âm” có thể chữa được bệnh tật.
Người hiện đại cũng khám phá ra rằng, thể loại nhạc nhẹ nhàng êm dịu, là, một phương pháp trị liệu tâm lý. Vì sao âm nhạc có thể phát huy hiệu quả một cách thần kỳ đến thế? Chúng ta hãy bắt đầu từ căn nguyên của bệnh tật.
Nguyên nhân gây bệnh có liên quan mật thiết với trạng thái tinh thần của chúng ta. Có câu nói: “Thân bệnh dễ trị, tâm bệnh khó chữa”. Cơ thể dễ dàng nhiễm bệnh khi tâm trạng lo lắng, chán nản, tức giận, thậm chí là “vui mừng quá mức”.
Một số căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng, trong khi một số bệnh lại âm thầm tiềm ẩn, nhưng sự xuất hiện của chúng đều liên quan đến trạng thái tinh thần.
Đông y cho rằng, có hai lý do chính khiến con người mắc bệnh: Thứ nhất là “nội thương thất tình”, cũng chính là nói tâm lý tình cảm bị “xung động” quá lớn mà gây ra bệnh.
Thứ hai là “ngoại cảm lục tà”, ý nói những tác nhân không tốt bên ngoài.
Nếu muốn trừ bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, trước hết cần bắt tay vào trị liệu tâm lý.
Trong sách “Quảng Dương Tạp Chí” có ghi lại một câu chuyện:
Vào thời nhà Minh bên Trung Hoa, có một vị thư sinh chăm chỉ học hành. Một ngày nọ, vị thư sinh trúng cử, biết được tin vui, anh cười lớn không ngừng, niềm vui đến quá bất ngờ khiến anh sinh bệnh.
Anh bèn đến gặp Viên Thể Am – một thầy thuốc nổi tiếng xin chữa trị.
Sau khi chẩn đoán, Viên Tiên sinh kinh ngạc nói rằng: Bệnh này trong vòng 10 ngày sẽ một mệnh quy thiên (chết) và khuyên chàng thư sinh mau chóng trở về gặp cha mẹ lần cuối.
Am tiên sinh cũng báo trước cho vị thư sinh biết rằng trên đường trở về, đi qua sông Trấn Giang anh sẽ gặp thầy thuốc họ Lưu và được khám lại lần nữa, khi ấy anh hãy đưa lá thư này cho Lưu đại phu.
Vị thư sinh buồn bã trở về, vừa đến sông Trấn Giang, thì, căn bệnh đã khỏi, sau khi Lưu đại phu mở thư ra thì thấy trên đó viết: “Người này đại hỷ cùng cực mà phát cuồng, khiến cho tâm khiếu (van tim) mở ra, uống thuốc cũng vô dụng.
Chỉ có thể dùng lời nói ‘bệnh tình nguy hiểm’ để anh ta lo lắng sợ hãi, tâm khiếu mới có thể đóng lại, như vậy thì bệnh mới khỏi”.
Câu chuyện cho thấy, khi cảm xúc của con người vượt quá giới hạn thì sẽ gây thương tổn đến chức năng của ngũ tạng.
Hoàng Đế Nội Kinh là tác phẩm kinh điển của Đông y. Trong đó, ghi chép một câu như thế này: “Tức giận làm tổn thương Can (gan), vui mừng làm tổn thương Tâm (tim và thần kinh), lo lắng suy nghĩ làm tổn thương Tỳ (lá lách), buồn bực làm tổn thương Phế (phổi), sợ hãi làm tổn thương Thận”.
Năm cơ quan nội tạng của con người chỉ có thể hoạt động bình thường khi tâm trí họ được bình yên và tĩnh lặng, tâm thái tích cực và ổn định.
Căn cứ vào nguyên lý này, cổ nhân đã phát minh ra phương pháp chữa bệnh bằng ngũ âm, nghe âm thanh thuần túy ngay chính, phù hợp với tiêu chuẩn âm luật để xoa dịu cảm xúc, từ đó phục hồi lại chức năng của ngũ tạng.
Trong Hoàng Đế Nội Kinh còn viết: “Trên trời có ngũ âm, tương ứng với con người có ngũ tạng. Trên trời có sáu âm luật, tương ứng với con người có lục phủ”.
Chính là nói, vũ trụ vạn vật là do ngũ hành cấu thành, đặc tính của ngũ hành “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ” cũng được phản ánh trong cơ thể, phản ánh qua tinh thần, tình cảm, vị giác và thính giác của con người.
Vì vậy, ngũ âm mà chúng ta biết bao gồm năm loại “Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ” là tương ứng với năm nốt nhạc “Đồ, Rê, Mi, Son, La”, ứng với năm cơ quan nội tạng của cơ thể là “tim, gan, lá lách, phổi, thận”, và năm cảm xúc của con người là “vui, giận, lo, buồn, sợ”.
Ngũ âm “Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ” chính là năm nốt nhạc “Đồ, Rê, Mi, Son, La” của phương Tây, nhưng cách lên điệu diễn tấu cũng như nhạc cụ lại hoàn toàn khác với âm nhạc phương Tây. Nốt Cung là âm thanh bình ổn nhu hoà, đối ứng với lá lách.
Người xưa cho rằng: “Thiên nhân cảm ứng”, ý nói các hiện tượng tự nhiên là đối ứng với tâm trí của con người. Khí hậu bất thường là biểu hiện của âm dương mất cân bằng, tương ứng là xã hội nhân loại cũng lâm vào tình trạng hỗn loạn.
Lão Tử giảng: “Vạn vật dựa vào khí âm mà ôm lấy khí dương”, thiên địa vạn vật đều có âm và dương, cơ thể con người cũng có hai loại khí âm dương. Khi âm khí trong cơ thể quá nặng sẽ dẫn đến những biểu hiện như: tình cảm rối bời khiến cho tâm trí mất tập trung, tình tự suy tư khiến cho cơ thể hôn trầm, buồn ngủ.
Người thích nghe những bài nhạc với âm thanh trầm đục, nồng liệt, lả lướt thì biểu hiện là phóng túng dục vọng, buông thả. Lúc này những phẩm chất như dũng cảm, nhân hậu, và trí tuệ của con người cũng dần dần mất đi, khi ấy nhã nhạc chính thanh (âm nhạc cao thượng ngay chính) cũng không còn được coi trọng nữa.
Bởi con người phóng túng buông thả, đạo đức suy đồi, do đó ngũ hành cũng hỗn loạn, Thiên thượng sẽ dùng các loại hiện tượng dị thường như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn để cảnh tỉnh thế nhân. Đổi lại, con người sẽ không ngừng bị “lục dâm” này xâm nhập vào cơ thể mà sản sinh ra bệnh tật, thống khổ.
Nếu lúc này con người có thể tu thân dưỡng tính, khắc chế bản thân mà quay về với văn hóa truyền thống, thì khi đó chính khí trong nhân gian cũng sẽ thăng hoa, khiến cho tự nhiên phục hồi lại trạng thái chính thường.
Cổ nhân nói âm nhạc có chức năng giáo hóa dân chúng, đó là do âm nhạc ngay chính không chỉ điều tiết lại tình cảm thái quá, mà còn giúp quy chính lại đạo đức của con người.
Khi nghe những giai điệu nhạc có thanh âm – giai điện tươi sáng, trang trọng, huy hoàng, rực rỡ, thì tâm trí con người sẽ dâng lên tấm lòng cung kính. Khi nghe những giai điệu nhạc khúc có thanh âm nhẹ nhàng, êm dịu và đẹp đẽ, thì tâm trí con người sẽ dâng lên tấm lòng nhân ái.
Khi nghe những giai điệu nhạc khúc có thanh âm hùng tráng, dồn dập, sôi động, thì tâm trí con người sẽ dâng lên nỗi niềm phấn chấn mà tràn đầy niềm tin. Trong chiến tranh chống Mỹ xâm lược Việt Nam, người cộng sản đã sáng tác những bài nhạc có âm điệu này để kích thích tinh thần chiến đấu chống giặc. Trong khi ở miền Nam, toàn là những bài nhạc u buồn, u uất, thử hỏi làm sao có thể khuyến khích binh sĩ chiến đấu?
Khi chính khí tràn ngập trong tim, những tà niệm trong đầu sẽ bị cuốn trôi, âm khí suy giảm, dương khí tăng trưởng. Đó là điều mà Mạnh Tử nói: “Thiện niệm của ta nuôi dưỡng thần khí hạo nhiên, tinh thần cương trực, ngay chính cho ta”. Đây cũng chính là sức mạnh của nhã nhạc chính thanh vậy.