3 Lý Do Giúp Nước NHẬT Ngang HÀNG Với Phương Tây Chỉ Trong 30 Năm

Trong lịch sử Á Đông, chỉ có duy nhất Nhật Bản, trong vòng 30 năm từ 1868 đến 1898, đã hiện đại hóa đất nước thành công và đưa nước Nhật trở thành một đế quốc ngang hàng với thực

Trong lịch sử Á Đông, chỉ có duy nhất Nhật Bản, trong vòng 30 năm từ 1868 đến 1898, đã hiện đại hóa đất nước thành công và đưa nước Nhật trở thành một đế quốc ngang hàng với thực dân phương tây.

Điều này thật sự kỳ lạ, vì sao một đất nước nhỏ bé lại có thể làm được điều thần kỳ như vậy?

Người Nhật Bản tin rằng, họ là dậu huệ của các vị thần. Theo truyền thống Á Đông, nước nào cũng có truyền thống này, là con cháu của các vị thần tiên, nhưng Nhật Bản lại có điểm khác.

Đó là, niềm tin về nguồn gốc từ các vị thần hằn sâu trong tâm trí của họ. Họ tin một cách chắc chắn và tự hào về điều đó. Tất cả mọi người đều có niềm tin này. Nói theo ngôn ngữ phương tây, niềm tin giống như một tôn giáo vậy. Người Nhật có tôn giáo riêng của họ là thần đạo. Chính là vì vậy.

Theo lịch sử Nhật Bản, từ xa xưa, có 3 vị thần ngự trị trên đất Nhật Bản. 3 vị thần này sau đó kết hôn với nhau và sinh ra con cháu. Nhật Hoàng, tức hoàng đế Nhật Bản chính là con cháu của các vị thần. Trong đó, thần Thiên Ngự được gọi là nguyên tổ, còn 2 vị thần còn lại là Cao Hoàng và Thần Hoàng được gọi là ngoại tổ của nhà vua.

Theo đó, chỉ có duy nhất con cháu của thần Thiên Ngự là hoàng đế, còn con cháu của 2 vị thần còn lại là bề tôi, giữ các chức sắc lớn trong triều đình và phò tá nhà vua.

Con cháu các vị thần kế tiếp nhau trị vì nước Nhật, đến đời “Thiên Chiếu Đại Thần”, còn gọi là Nữ Thần Mặt Trời, vị thần này sai cháu của mình hóa thành người, chính thức trở thành vua của nước Nhật.

Trước khi lên ngôi, Thiên Chiếu Đại Thần ban cho hoàng đế 3 món bảo vật: Một thanh kiếm, một hòn ngọc và một cái gương.

Đó là 3 món thần khí rất thiêng liêng của nước Nhật. Mỗi khi truyền ngôi, các vị thiên hoàng thường làm lễ tế 3 linh vật này để tỏ lòng kính trọng. Nó cũng có thể xem như quốc bảo vậy.

Ý nghĩa của 3 món bảo vật đó là:

Hòn ngọc: tượng trưng cho sự nhân ái. 

Gương: tượng trưng cho sự trong sạch và sáng suốt. 

Thanh kiếm: tượng trưng cho sức mạnh và sự gan dạ.

Theo lịch sử, vị hoàng tôn của Thiên Chiếu Đại Thần mở ra triều đại đế vương Nhật Bản là Thần Võ Thiên Hoàng, khoảng cùng thời kỳ với vua Hùng Vương thứ 16, tức khoảng năm 660 trước tây lịch.

Người Nhật tin một cách vững chắc họ là thuộc dòng dõi của các vị thần. Niềm tin ấy như đinh đóng cột, không gì lay chuyển được.

Trên trái đất này, có thể nói, chỉ có duy nhất nước Nhật từ khi lập quốc đến nay, các Nhật Hoàng trị vị là thuộc dòng dõi của thần và chỉ duy nhất 1 dòng mà thôi, không có sự đứt đoạn. Nghĩa là không có một cuộc cách mạng lật đổ nhà vua và dòng dõi khác lên thay như bên Trung Hoa, Việt Nam hay Triều Tiên.

Mặc dù trên thực tế, có một thời gian khoảng 700 năm, các lãnh chúa chiếm quyền nhà vua cai trị nước Nhật, nhưng họ không lật đổ Nhật hoàng.

Ngoài ra, nước Nhật cũng chưa bao giờ bị chiếm đóng và cai trị bởi các đế quốc bên ngoài. Việt Nam thì bị người Trung Hoa cai trị khoảng hơn 1000 năm và 100 năm bị người Pháp xâm lược và đô hộ. Tuy nhiên, nước Nhật cũng nhiều lần bị giặc ngoại xâm tiến đánh, nhưng đều thất bại.

Dân tộc tính người Nhật

Do là dòng dõi của các vị thần, người Nhật rất ưa chuộng sự sạch sẽ, rất sạch sẽ. Thật sự, họ không thích sự dơ dáy, bẩn thỉu và sự ồn ào náo nhiệt. Nói theo ngôn ngữ tâm lý học, họ thuộc về hạng người hướng nội.

Có lẽ do tâm tính kính trọng các vị thần, nên người Nhật luôn giữ cho mình cái tinh thần trong sạch, thanh khiết. Đó không chỉ là truyền thống, mà còn là cái gốc, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nó giống như một cái Đạo, cái đạo của riêng mỗi người và tự bản thân họ tuân thủ một cách tự nhiên.

Một điều lưu ý, cái niềm tin về Thần Đạo của người Nhật khác với niềm tin tôn giáo của người tây phương hoặc người Á Đông có niềm tin tôn giáo độc thần như Tinh Lành, Thiên Chúa giáo (Công giáo).

Người Nhật kính trọng thần, thờ thần nhưng không có tư tưởng vái lạy, xin cho để thỏa mãn dục vọng hay ham muốn lợi ích cho riêng mình.

Họ thờ thần và niềm tin vào thần, họ chỉ sợ tâm mình không được trong sạch, không được thanh khiết và sợ các vị thần không thích hoặc ghét bỏ. Đó là lý do, đạo Phật hay đúng hơn là thiền đã nở hoa tại Nhật Bản.

Thiền phát sinh từ Ấn Độ, trưởng thành tại Trung Hoa và nở hoa tại Nhật Bản. Bất kỳ một điều gì, khi vào tay người Nhật, họ sẽ làm cho nó nở hoa và đạt đến đến mức tinh tế nhất.

Trà đạo là một ví dụ nữa. Uống trà thì bình thường thôi, nhưng họ đã biến nó thành một triết lý sống, một trải nghiệm sống rất thú vị.

Chính vì cái tâm tính tự tu thân, nên khi tiếp nhận đạo Phật, họ không biến đạo Phật trở thành đạo của cầu xin, của thần linh, của xin cho, hay mê tín dị đoan như bên Trung Hoa, Việt Nam. Họ tiếp nhận đạo Phật và thực hành theo những gì đức Phật dạy để tự tu thân, bảo vệ các căn trước sự “mua chuộc” từ bên ngoài.

Đó là lý do, khi tiếp nhận Nho giáo từ đại lục Trung Hoa, họ tiếp nhận chọn lọc những gì là tinh hoa, phù hợp với tâm tính của họ, chứ không bê nguyên xi hoặc tiếp nhận cả những thứ “hủ lậu” của Nho giáo hoặc những tư tưởng ngoại lai khác từ bên ngoài.

Họ bắt chước cái hay, không lấy cái dỡ. Người Việt chúng ta ngày xưa khi tiếp nhận Nho giáo thì lấy luôn cái dỡ, mà không chịu chọn lựa, sàng lọc.

Vị trí địa lý

Vị trí địa lý ở giữa biển khơi và không tiếp giáp với bất kỳ quốc gia nào đã giúp Nhật Bản an toàn, ít bị các đế quốc dòm ngó. Không như Triều Tiên, Việt Nam, và các nước tiếp giáp Trung Hoa, thường xảy ra chiến tranh hoặc bị cai trị.

Có một thời gian, Nhật Bản đã tự khóa cửa lại, bế quan tỏa cảng, nhưng nó có lý do của nó. Chứ họ không muốn điều đó xảy ra.

Có một thời, nước Nhật mở cửa cho người tây phương sang truyền đạo thiên chúa giáo, ban đầu họ ủng hộ, nhưng sau một thời gian, họ thấy rằng, những người theo đạo đã phá bỏ cái truyền thống và chống lại triều đình. Chiến tranh giữa đội quân theo tôn giáo được sự hỗ trợ từ thế lực bên ngoài và quân đội Nhật đã xảy ra. May nhờ vào sự giúp đỡ của những người theo Tin Lành Hà Lan, đã giúp họ chống lại những giáo dân này. Từ đó họ mới cấm, không cho người da trắng đặt chân lên nước Nhật.

Ngày xưa, khi tàu thuyền chưa tân tiến như bây giờ, vào mùa hạ và xuân, gió lùa mạnh, nên tàu thuyền khó ra khơi. Thực tế thì điều này giúp họ tự bảo vệ mình trước sự tiến đánh của thế lực bên ngoài.

Phong kiến – môi trường để rèn luyện

Thời kỳ phong kiến là thời kỳ được cho là đè nén con người. Phần đông người dân phải phục vụ một số lượng ít những người ngồi ở ngôi cao. Giai cấp quý tộc sở hữu phần lớn tài sản.

Từ tây sang đông, có thể ít ai thích cái chế độ đó. Thế những người Nhật lại khác, họ không cho là như vậy. Trái lại, họ cho rằng, đó là môi trường để tự rèn luyện chính mình.

Nhờ vậy, sức chịu đựng của họ lớn hơn. Điều này tương tự khi bạn ở trong một trường hợp khó khăn, bạn sẽ than vãn và kêu ca là cực khổ, nhưng người Nhật cho đó là môi trường để rèn luyện, nhờ vậy họ mới có ngày hôm nay. Đó là 2 cách tư duy hoàn toàn khác nhau.

Chỉ cần 3 điều đó thôi, thứ nhất là dõng dõi các vị thần, thứ 2 là vị trí địa lý và thứ 3 là rèn luyện qua thời phong kiến đã kiến tạo nên một nước Nhật vĩ đại. Trên thực tế, trước khi canh tân đất nước, họ đã có nền tảng bên trong rồi, chỉ chờ đến thời cơ thích hợp, cái bên trong mới có cơ hội biểu lộ ra và thực hiện một cuộc cải cách rất thần kỳ.

Điều này giống như bạn ép con của mình học một điều gì đó, nhưng bên trong đứa bé không có những hạt giống hoặc có tố chất về một điều nào đó, thì, cho dù ép thì nó cũng khó mà thành công được.

NGẪM MỘT CHÚT VỀ GIÁO DỤC

Đó là lý do, giáo dục chính là khơi gợi và tăng sức mạnh nội lực bên trong, chứ không phải nhồi nhét cái kiến thức bên ngoài vào. Kiến thức chỉ đơn giản thông tin, nó được chứa trong đầu để làm gì? Cái điện thoại với kết nối Internet chắc sẽ có dung lượng lớn hơn cái đầu của chúng ta. Giáo dục ngày hôm nay là tăng nội lực bên trong để xử lý thông tin bên ngoài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang